Danh mục 10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế mới nhất phải sử dụng bắt buộc từ 1/8/2024 ra sao?

Danh mục 10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế mới nhất phải sử dụng bắt buộc từ ngày 1/8/2024 ra sao?

Danh mục 10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế mới nhất phải sử dụng bắt buộc từ ngày 1/8/2024 ra sao?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 10/2024/TT-BYT về danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, danh mục 10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế mới nhất phải sử dụng bắt buộc từ 1/8/2024 gồm:

TT

Tên bệnh truyền nhiễm

Vắc xin, sinh phẩm y tế

1

Bệnh bạch hầu

Vắc xin phối hợp có chứa thành phần bạch hầu, huyết thanh kháng độc tố bạch hầu

2

Bệnh bại liệt

Vắc xin bại liệt hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần bại liệt

3

Bệnh ho gà

Vắc xin phối hợp có chứa thành phần ho gà

4

Bệnh rubella

Vắc xin rubella hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần rubella

5

Bệnh sởi

Vắc xin sởi hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần sởi

6

Bệnh tả

Vắc xin tả

7

Bệnh viêm não Nhật Bản B

Vắc xin viêm não Nhật Bản B

8

Bệnh dại

Vắc xin dại, huyết thanh kháng dại

9

Bệnh cúm

Vắc xin cúm

10

Bệnh COVID-19

Vắc xin phòng COVID-19

Lưu ý: Việc xác định đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch thuộc danh mục trên do Sở Y tế trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định hoặc theo chỉ đạo của Bộ Y tế trên cơ sở tình hình dịch bệnh, điều kiện cung ứng vắc xin, sinh phẩm y tế, nguồn lực của địa phương.

Danh mục 10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế mới nhất phải sử dụng bắt buộc từ 1/8/2024 ra sao?

Danh mục 10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế mới nhất phải sử dụng bắt buộc từ 1/8/2024 ra sao? (Hình từ Internet)

Việc cung ứng vắc xin cho hoạt động tiêm chủng mở rộng được quy định thế nào?

Theo Điều 7 Nghị định 104/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 13/2024/NĐ-CP quy định quy định về việc cung ứng vắc xin cho hoạt động tiêm chủng như sau:

- Vắc xin sử dụng cho hoạt động tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch do Nhà nước bảo đảm về số lượng, chủng loại phù hợp với nhu cầu hằng năm và được dự trữ trong 6 tháng;

- Căn cứ số lượng đối tượng tiêm chủng, thời gian và định mức sử dụng của từng loại vắc xin, cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm lập dự kiến nhu cầu vắc xin quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 104/2016/NĐ-CP của cả năm gửi cơ quan được giao quản lý về tiêm chủng cấp huyện tổng hợp gửi Sở Y tế trước ngày 30 tháng 5 hằng năm để chỉ đạo việc cấp vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng;

- Căn cứ đề xuất về nhu cầu vắc xin của cơ quan được giao quản lý về tiêm chủng cấp huyện, Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhu cầu và gửi về Bộ Y tế trước ngày 30 tháng 6 hằng năm để xây dựng kế hoạch cung ứng, sử dụng vắc xin và tiêm chủng hằng năm;

- Khi xảy ra tình trạng thừa, thiếu vắc xin cục bộ tại các cơ sở tiêm chủng, Sở Y tế giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc điều phối vắc xin giữa các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn để bảo đảm cung ứng vắc xin đầy đủ, kịp thời, liên tục và báo cáo Bộ Y tế về tình hình sử dụng vắc xin theo định kỳ hằng tháng;

- Khi xảy ra tình trạng thừa, thiếu vắc xin cục bộ tại một số tỉnh, Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị liên quan điều phối vắc xin giữa các tỉnh.

Triển khai tăng cường an toàn tiêm chủng, theo dõi phản ứng sau tiêm chủng và giám sát hoạt động tiêm chủng ra sao?

Căn cứ tiểu mục 5.7 Mục 5 Phần II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1596/QĐ-BYT năm 2024, triển khai tăng cường an toàn tiêm chủng, theo dõi phản ứng sau tiêm chủng và giám sát hoạt động tiêm chủng như sau:

- Nội dung hoạt động:

+ Duy trì hệ thống giám sát phản ứng sau tiêm chủng các vắc xin trong TCMR; tổ chức các lớp tập huấn và tập huấn lại cho cán bộ làm công tác TCMR các tuyến về thực hiện tiêm chủng an toàn, giám sát, phát hiện, điều tra các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

+ Thực hiện việc theo dõi, báo cáo, điều tra và tổ chức họp Hội đồng Tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin theo qui định.

+ Bồi thường các trường hợp tai biến nặng sau sử dụng vắc xin trong TCMR năm theo qui định tại Nghị định 104/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và Nghị định 13/2024/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 104/2016/NĐ-CP.

+ Triển khai các hoạt động giám sát chủ động và giám sát thường quy hoạt động tiêm chủng theo kế hoạch.

- Thời gian thực hiện: Quý I-IV năm 2024

- Tuyển Trung ương:

+ Đơn vị đầu mối: Cục Y tế dự phòng.

+ Đơn vị phối hợp: Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế và các đơn vị liên quan.

- Tuyến tỉnh:

+ Đơn vị đầu mối: Sở Y tế các tỉnh, thành phố

+ Đơn vị phối hợp: Trung tâm KSBT các tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan.

Thông tư 10/2024/TT-BYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2024.

Bệnh truyền nhiễm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hình thức và loại hình giám sát giám sát bệnh truyền nhiễm
Pháp luật
Bệnh sởi có nguy hiểm không? Triệu chứng bệnh sởi là gì? Trẻ em có thể tử vong do biến chứng của sởi phải không?
Pháp luật
Người tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm B có phải cách ly y tế không? Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp cách ly y tế?
Pháp luật
Bệnh đậu mùa có phải là bệnh truyền nhiễm nhóm A không? Người tiếp xúc với người mắc bệnh đậu mùa có phải cách ly không?
Pháp luật
Động vật mắc bệnh dại có được chữa trị không? Người chữa bệnh cho động vật mắc bệnh dại có bị xử phạt không?
Pháp luật
Bệnh sán lá ruột lớn là gì? Bệnh sán lá ruột lớn có phải là bệnh truyền nhiễm không? Các triệu chứng lâm sàng về bệnh sán lá ruột lớn?
Pháp luật
Người nhiễm bệnh sán lá ruột lớn thì có cần khai báo không? Nếu có mà khai báo thì bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Tỷ lệ tử vong của dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A? Mẫu văn bản đề xuất nhân lực hỗ trợ xét nghiệm khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A?
Pháp luật
Khi phát hiện động vật chết do bệnh truyền nhiễm thì chủ cơ sở chăn nuôi phải báo ngay cho cơ quan nào?
Pháp luật
Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Danh mục 10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế mới nhất phải sử dụng bắt buộc từ 1/8/2024 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh truyền nhiễm
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
883 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh truyền nhiễm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh truyền nhiễm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào