Đảng viên tổ chức lễ, nhờ thầy cúng trừ tà để được lên chức hoặc thực hiện những việc mê tín, dị đoan khác thì có bị xử lý kỷ luật hay không?
Xử lý kỷ luật khiển trách Đảng viên tổ chức lễ cầu lên chức, lễ trừ tà?
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về việc xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách khi Đảng viên tổ chức lễ cầu lên chức; xem bói, xóc thẻ, nhờ thầy yểm bùa trừ tà ma và những việc mê tín, dị đoan khác như sau:
"Điều 55. Vi phạm quy định về tín ngưỡng, tôn giáo
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Biết mà không có biện pháp giáo dục, ngăn chặn hoặc không báo cáo để vợ (chồng) hoặc con cùng sống chung trong gia đình tham gia tổ chức tôn giáo chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động, công nhận tổ chức tôn giáo; truyền đạo trái pháp luật.
b) Mê tín, dị đoan: Tổ chức lễ cầu lên chức; xem bói, xóc thẻ, nhờ thầy yểm bùa trừ tà ma và những việc mê tín, dị đoan khác.
c) Có hành vi cưỡng ép, ngăn cản hoạt động tự do tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp của người khác.
d) Có hành vi tiếp tay hoặc trực tiếp vận động tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo chưa được phép của cấp có thẩm quyền."
Như vậy, Đảng viên mê tín, dị đoan tổ chức lễ cầu lên chức; xem bói, xóc thẻ, nhờ thầy yểm bùa trừ tà ma và những việc mê tín, dị đoan khác gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách như trên.
Đảng viên tổ chức lễ, nhờ thầy cúng trừ tà để được lên chức hoặc thực hiện những việc mê tín, dị đoan khác thì có bị xử lý kỷ luật hay không?(Hình từ internet)
Xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức đối với Đảng viên mê tín dị đoan, tổ chức lễ cầu lên chức?
Căn cứ khoản 2 Điều 55 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về việc xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức đối với Đảng viên mê tín dị đoan, tổ chức lễ cầu lên chức như sau:
"Điều 55. Vi phạm quy định về tín ngưỡng, tôn giáo
...
2. Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Tự ý theo tôn giáo hoặc tiếp nhận phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc của tổ chức tôn giáo mà không báo cáo, xin ý kiến chi bộ và tổ chức đảng quản lý trực tiếp mình hoặc đã báo cáo nhưng chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.
b) Phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
c) Tổ chức, vận động, dụ dỗ, kích động, lôi kéo, đe dọa, ép buộc người khác tham gia tôn giáo bất hợp pháp.
d) Ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận tổ chức tôn giáo. Vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, tác động xấu đến đoàn kết dân tộc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
đ) Bao che, tiếp tay cho các hoạt động mê tín, dị đoan trong các lễ hội; lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức để trục lợi."
Như vậy, xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức đối với Đảng viên mê tín dị đoan, tổ chức lễ cầu lên chức theo quy định như trên.
Xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ đối với Đảng viên mê tín dị đoan, tổ chức lễ cầu lên chức?
Căn cứ khoản 3 Điều 55 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về việc xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ đối với Đảng viên mê tín dị đoan, tổ chức lễ cầu lên chức như sau:
"Điều 55. Vi phạm quy định về tín ngưỡng, tôn giáo
...
3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Tổ chức kích động nhằm chia rẽ đoàn kết giữa các tôn giáo trong nước và ngoài nước.
b) Hoạt động mê tín, dị đoan đến mức cuồng tín, mù quáng; hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói, thầy địa lý.
c) Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái pháp luật của Nhà nước nhằm phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước.
d) Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để gây chia rẽ, kỳ thị, ly khai giữa các dân tộc, tôn giáo với nhau hoặc giữa các tôn giáo, dân tộc với Đảng, Nhà nước, nhân dân; gây rối trật tự công cộng, xâm hại tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của tổ chức, cá nhân; gây cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.
đ) Tham gia hoặc vận động, ủng hộ hoặc bao che, tiếp tay cho cá nhân, tổ chức lập mới và xây mới cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây hậu quả rất nghiêm trọng."
Như vậy, xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ đối với Đảng viên mê tín dị đoan, tổ chức lễ cầu lên chức gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?
- 23 tháng Chạp là ngày mấy dương lịch 2025? 23 12 âm là ngày mấy dương 2025? 23 tháng Chạp thứ mấy 2025?