Dẫn chứng nghị luận xã hội về tuổi trẻ chọn lọc? Dẫn chứng về tuổi trẻ hay? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
Dẫn chứng nghị luận xã hội về tuổi trẻ chọn lọc? Dẫn chứng về tuổi trẻ hay?
>> Xem thêm: Viết bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ đối với em hay, chọn lọc nhất?
Dẫn chứng nghị luận xã hội về tuổi trẻ chọn lọc (Dẫn chứng về tuổi trẻ hay) như sau:
Dẫn chứng nghị luận xã hội về tuổi trẻ chọn lọc (Dẫn chứng về tuổi trẻ hay) >> Tuổi trẻ dám nghĩ, dám làm, bản lĩnh, đầy ước mơ. (1) Đăm Săn là sử thi nổi tiếng của dân tộc Ê-đê (Tây Nguyên). Tác phẩm kể về các cuộc chiến đấu và chinh phục của Đăm Săn để bảo vệ buôn làng, thực hiện khát vọng trở thành người tù trưởng hùng mạnh nhất. Đây là nhân vật hiện khát vọng vươn lên của người anh hùng trong xã hội xưa. Đăm Săn, với sức trẻ dũng mãnh và ý chí sắt đá, đã vượt qua nhiều thử thách, trở thành biểu tượng của tinh thần mạnh mẽ, cho hạnh phúc và tự do. Nhân vật này có thể hiện rõ hình ảnh người trẻ dám mơ, dám nghĩ, dám làm và đầy bản lĩnh. >> Lý tưởng sống của tuổi trẻ (2) Remi Camus, chàng trai người Pháp, đã bơi dọc sông Mê Kông tổng chiều dài 4400km để truyền tới thế giới thông điệp mạnh mẽ về việc bảo vệ nguồn nước sạch. (3) Nguyễn Trần Hoàng Việt, anh chàng sinh viên năm 4 ngành ngoại thương ĐH Hoa Sen – đã tạo ra Cây Tri Thức, một giá sách công cộng đặt ở sảnh trường đại học để mọi người có thể cùng nhau chia sẻ đam mê đọc sách. Việt mong mỏi không chỉ chia sẻ tri thức với bạn bè. Cháy bỏng hơn, Việt muốn tập tành xây dựng một cộng đồng sống tử tế, trung thực, trân trọng khi nhận và tự nguyện cho đi. >> Lòng yêu nước, tinh thần kiên cường, dũng cảm của tuổi trẻ thời kì kháng chiến. (4) Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trẻ tuổi nhất - Liệt sĩ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Thị Sáu. Chị Võ Thị Sáu, sinh năm 1933 trong một gia đình nghèo ở Đất Đỏ. Mới 14 tuổi, chị đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng ở trên chiến khu, vừa làm nhiệm vụ mua hàng, vừa giao liên để nắm tình hình địch. Chị Võ Thị Sáu hy sinh vào sáng ngày 23/01/1952. Khi giặc Pháp đưa chị ra xử bắn, với nét mặt ung dung, bước đi vững chắc, ngẩng cao đầu, cất lên bài hát Quốc tế ca, với tinh thần lạc quan cách mạng, chị đã thể hiện tinh thần bất khuất của người chiến sĩ cộng sản.Chị Võ Thị Sáu là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Vì vậy, tuổi trẻ cần ra sức phấn đấu rèn luyện về thể chất, nâng cao trình độ về mọi mặt để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương, đưa đất nước ta ngày càng phát triển phồn vinh, văn minh và giàu đẹp. (5) Vừ A Dính - Người anh hùng tuổi nhỏ chí lớn (6) Lý Tự Trọng - Người đoàn viên đầu tiên (7) Kim Đồng – Đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh Thông tin mang tính chất tham khảo. |
Dẫn chứng nghị luận xã hội về tuổi trẻ chọn lọc? Dẫn chứng về tuổi trẻ hay? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì? (Hình từ Internet)
Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông thế nào?
Căn cứ theo Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ Văn có nêu rõ đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.
Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...
Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.
Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.
Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.
Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS và THPT thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS và THPT như sau:
(1) Kết quả học tập của học sinh theo môn học
(i) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét
- Trong một học kì, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
+ Mức Đạt: Có đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo quy định tại Thông tư này và tất cả các lần được đánh giá mức Đạt.
+ Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
- Cả năm học, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
+ Mức Đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Đạt.
+ Mức Chưa đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Chưa đạt.
(ii) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số
- Điểm trung bình môn học kì (sau đây viết tắt là ĐTBmhk) đối với mỗi môn học được tính như sau:
TĐĐGtx: Tổng điểm đánh giá thường xuyên.
- Điểm trung bình môn cả năm (viết tắt là ĐTBmcn) được tính như sau:
ĐTBmhkI: Điểm trung bình môn học kì I.
ĐTBmhkII: Điểm trung bình môn học kì II.
(2) Kết quả học tập trong từng học kì, cả năm học
Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, ĐTBmhk được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì, ĐTBmcn được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học. Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
(i) Mức Tốt:
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.
(ii) Mức Khá:
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.
(iii) Mức Đạt:
- Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.
- Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.
d) Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
(3) Điều chỉnh mức đánh giá kết quả học tập
Nếu mức đánh giá kết quả học tập của học kì, cả năm học bị thấp xuống từ 02 (hai) mức trở lên so với mức đánh giá quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này chỉ do kết quả đánh giá của duy nhất 01 (một) môn học thì mức đánh giá kết quả học tập của học kì đó, cả năm học đó được điều chỉnh lên mức liền kề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?