Đã có dự thảo Nghị định quy định chi tiết liên quan đến chi phí tố tụng? Tải về toàn văn dự thảo mới nhất?
Đã có dự thảo Nghị định quy định chi tiết liên quan đến chi phí tố tụng? Tải về toàn văn dự thảo mới nhất?
Ngày 28 tháng 4 năm 2025, Bộ Tài chính đã có Tờ trình 168 /TTr-BTC về dự thảo Nghị định quy định chi tiết trình tự, thủ tục lập dự toán, thanh toán kinh phí chi trả chi phí tổ tụng.
TẢI VỀ Nghị định quy định chi tiết liên quan đến chi phí tố tụng
Theo đó, bố cục dự thảo Nghị định quy định chi tiết liên quan đến chi phí tố tụng cụ thể như sau:
(1) Bố cục: Dự thảo Nghị định gồm 03 Chương, 12 Điều; trong đó:
- Chương I: Quy định chung, gồm 3 điều (Điều 1. Phạm vi điều chỉnh; Điều 2. Đối tượng áp dụng; Điều 3. Lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí chi trả chi phí tổ tụng).
- Chương II: Quy định thủ tục thanh toán chi phí tổ tụng giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tố tụng, gồm 8 Điều
(Điều 4. Thủ tục thanh toán chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; Điều 5. Thủ tục thanh toán chi phí định giá tài sản; Điều 6. Thủ tục thanh toán chi phí giám định; Điều 7. Thủ tục thanh toán chi phí cho Hội thẩm; Điều 8. Thanh toán chi phí cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý, bào chữa viên nhân dân trong trường hợp chỉ định người bào chữa trong tố tụng hình sự; Điều 9. Thanh toán chi phí cho người làm chứng, người chứng kiến, người phiên dịch, người dịch thuật; Điều 10. Thanh toán chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài; Điều 11. Thanh toán chi phí tham gia phiên toà, phiên họp giải quyết vụ việc, vụ án).
- Chương III: Điều khoản thi hành, gồm 1 Điều (Điều 12. Hiệu lực thi hành).
(2) Nội dung cơ bản
Theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024, Chi phí tố tụng bao gồm 09 loại chi phí gồm:
(1) Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; chi phí xem xét tại chỗ;
(2) Chi phí định giá tài sản;
(3) Chi phí giám định;
(4) Chi phí cho Hội thẩm;
(5) Chi phí cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý, bào chữa viên nhân dân;
(6) Chi phí cho người làm chứng, người chứng kiến;
(7) Chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật;
(8) Chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài;
(9) Chi phí tham gia phiên toà, phiên họp giải quyết vụ việc, vụ án.
Hiện nay, nội dung về trình tự, thủ tục lập dự toán, thanh toán kinh phí chi trả chi phí tố tụng đang được quy định tại Nghị định 81/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều của Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng và các Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí NSNN để thực hiện chi trả chi phí tố tụng.
Do đó, trên cơ sở tiếp thu toàn bộ ý kiến của Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tài chính đề nghị quy định tại dự thảo Nghị định theo hướng kế thừa các nội dung quy định còn phù hợp tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đồng thời, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung để đảm bảo cụ thể hóa các quy định tại Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 (bổ sung quy định về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ; chi phí cho Hội thẩm, chỉ phí cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý, bào chữa viên nhân dân; chi phí ủy thác ra nước ngoài; chi phí tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc, vụ án). Cụ thể như sau:
- Các nội dung kế thừa quy định tại Nghị định 81/2014/NĐ-CP và có rà soát để chỉnh sửa, bổ sung:
+ Điều 5, Điều 6 dự thảo Nghị định quy định về thủ tục thanh toán chỉ phí định giá tài sản, chi phí giám định kể thừa quy định tại Nghị định 81/2014/NĐ-CP, đồng thời có rà soát, chỉnh sửa về thời hạn thanh toán cho các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động định giá, giám định là 10 ngày (Điều 8, Điều 14 Nghị định 81/2024/NĐ-CP đang quy định là 15 ngày) theo đề nghị của Tòa án nhân dân tối cao.
+ Điều 9 dự thảo Nghị định quy định về thủ tục thanh toán chi phí cho người làm chứng, người chứng kiến, người phiên dịch, người dịch thuật kế thừa toàn bộ quy định tại Điều 19 Nghị định 81/2014/NĐ-CP.
- Các nội dung quy định mới để cụ thể hóa quy định tại Pháp lệnh Chi tố tụng 2024
Dự thảo Nghị định bổ sung quy định về thủ tục thanh toán cho 05 loại chi phí mới được quy định tại Pháp lệnh Chi phí tố tụng năm 2024.
Nội dung quy định trên cơ sở tiếp thu toàn bộ để nghị của Tòa án nhân dân tối cao, cụ thể:
- Điều 4 dự thảo Nghị định quy định về thủ tục thanh toán chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí xem xét tại chỗ; Điều 7 dự thảo Nghị định quy định thủ tục thanh toán chỉ phí cho Hội thẩm; Điều 8 dự thảo Nghị định quy định thủ tục thanh toán chi phí cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp chỉ định người bào chữa trong tố tụng hình sự; Điều 11 dự thảo Nghị định quy định về chi phí tham gia phiên tòa:
Nội dung dự thảo Nghị định quy định về hồ sơ, thủ tục thanh toán trên cơ sở tham khảo, kế thừa quy định tại Nghị định 81/2014/NĐ-CP.
- Điều 10 dự thảo Nghị định quy định thủ tục thanh toán chi phí uỷ thác tư pháp ra nước ngoài theo hướng thực hiện theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp.
Đồng thời, dự thảo Nghị định bổ sung quy định việc thanh toán chi phí này được thực hiện thông qua Cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài theo thủ tục do Toà án nhân dân tối cao phối hợp với Bộ Ngoại giao quy định.
- Khoản 1 Điều 12 dự thảo Nghị định quy định hiệu lực thi hành của Nghị định là có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 (để cùng thời điểm có hiệu lực của Pháp lệnh Chi phí tố tụng năm 2024).
*Trên đây là thông tin về "Đã có dự thảo Nghị định quy định chi tiết liên quan đến chi phí tố tụng? Tải về toàn văn dự thảo mới nhất?"
Đã có dự thảo Nghị định quy định chi tiết liên quan đến chi phí tố tụng? Tải về toàn văn dự thảo mới nhất? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc thu, nộp chi phí tố tụng là gì?
Nguyên tắc thu, nộp chi phí tố tụng được quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 như sau:
Chi phí tố tụng phải được thu, nộp theo quy định của Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan
Kinh phí chi trả chi phí tố tụng từ đâu?
Kinh phí chi trả chi phí tố tụng được quy định tại Chương XI Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024, cụ thể như sau:
(1) Nguồn kinh phí chi trả
- Kinh phí chi trả chi phí tố tụng mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm chi trả theo quy định của Pháp lệnh này được bảo đảm từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Kinh phí chi trả chi phí cho Hội thẩm được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của Tòa án theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
(2) Dự toán, thanh toán kinh phí chi trả chi phí tố tụng
- Hằng năm, căn cứ chi phí tố tụng thực tế đã chi của năm trước, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm lập dự toán kinh phí chi trả chi phí tố tụng để tổng hợp vào dự toán ngân sách cấp mình, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục lập dự toán, thanh toán kinh phí chi trả chi phí tố tụng.
LƯU Ý: Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2025




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Cục Điện lực có tên tiếng Anh là gì? Thuộc cơ quan nào của Chính Phủ? Nhiệm vụ và quyền hạn về điều tiết điện lực?
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp là tổ chức gì? Chức năng của Ban Chỉ đạo hiện nay như thế nào?
- Cục Hóa chất: Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh của Cục Hóa chất quy định ra sao? 22 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay?
- Đội Thiếu niên Tiền phong được mang tên Bác Hồ từ khi nào? Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh học sinh được nghỉ học không?
- Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang trường đại học tư thục tên gì theo Quyết định 848?