Đã có Công văn 2350: Tăng cường kiểm tra thực hiện các quy định trong khám bệnh chữa bệnh?

Đã có Công văn 2350: Tăng cường kiểm tra thực hiện các quy định trong khám bệnh chữa bệnh?

Đã có Công văn 2350: Tăng cường kiểm tra thực hiện các quy định trong khám bệnh chữa bệnh?

Ngày 20/4/2025, Bộ Y tế đã ban hành Công văn 2350/BYT-KCB năm 2025 về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định pháp luật trong khám bệnh, chữa bệnh.

>>> Tải về Toàn văn Công văn 2350/BYT-KCB năm 2025

Thông qua Công văn 2350/BYT-KCB năm 2025, Bộ Y tế đã yêu cầu tăng cường kiểm tra thực hiện các quy định trong khám bệnh chữa bệnh, cụ thể đối với việc kê đơn, chỉ định, sử dụng thuốc và đối với việc tiêu thụ sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng trong cơ sở khám chữa bệnh.

Đã có Công văn 2350: Tăng cường kiểm tra thực hiện các quy định trong khám bệnh chữa bệnh?

Đã có Công văn 2350: Tăng cường kiểm tra thực hiện các quy định trong khám bệnh chữa bệnh? (Hình từ Internet)

Cụ thể những nội dung Bộ Y tế đề nghị thực hiện theo Công văn 2350?

Theo nội dung Công văn 2350/BYT-KCB năm 2025, trong thời gian gần đây, qua công tác quản lý khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) của Bộ Y tế, thông tin của một số cơ quan, đơn vị và phản ánh trên phương tiện thông tin về tình trạng nhân viên y tế tư vấn, hướng dẫn người bệnh, người nhà về việc sử dụng các sản phẩm sữa do một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, phân phối và được điều tra, phát hiện là sữa giả và việc sản xuất, buôn bán thuốc giả với quy mô lớn…

Để bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật, chuyên môn y tế và bảo đảm quyền lợi, sự an toàn của người bệnh, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Bệnh viện trực thuộc Bộ và Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung sau:

(1) Đối với việc kê đơn, chỉ định, sử dụng thuốc

- Rà soát, kiểm tra, đối chiếu danh mục thuốc và các thuốc được sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với các thuốc giả đã được cơ quan chức năng điều tra, phát hiện, xử lý thời gian gần đây, có biện pháp xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).

- Rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng… để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định (nếu có vi phạm).

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh nếu phát hiện hành vi trong khám bệnh, chữa bệnh:

(1) Kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc đối với các thuốc chưa được cấp phép lưu hành theo quy định của pháp luật về dược trong KBCB;

(2) Kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở KBCB khác hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi;

(3) Người hành nghề bán thuốc dưới mọi hình thức;

(4) Lợi dụng việc kê đơn thuốc để trục lợi;

(5) Quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận;

- Khẩn trương triển khai các giải pháp bảo đảm việc kê đơn, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả. Quản lý, giám sát việc kê đơn, sử dụng thuốc đối với người hành nghề phù hợp với chẩn đoán, tình trạng bệnh, tính cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả.

Tăng cường hoạt động dược lâm sàng trong tư vấn, giám sát kê đơn; giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và triển khai hoạt động quản lý tương tác thuốc theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

(2) Đối với việc tiêu thụ sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng...trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

- Kiểm tra, rà soát việc nhân viên y tế tư vấn, giới thiệu, bán các sản phẩm sữa (đặc biệt các sản phẩm sữa giả đã được cơ quan điều tra, phát hiện), thực phẩm chức năng… cho người bệnh, người nhà.

- Rà soát, bảo đảm hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện thực hiện theo đúng quy định tại Điều 67 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023Thông tư 18/2020/TT-BYT quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.

- Kiểm tra, giám sát việc thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm không phải là thuốc có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người; quảng cáo vượt quá phạm vi hành nghề hoặc vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, lợi dụng kiến thức y học để quảng cáo gian dối về khám bệnh, chữa bệnh.

Xử lý nghiêm, tuyệt đối không bao che, dung túng các hành vi vi phạm; đồng thời tăng cường quán triệt, phổ biến các quy định của pháp luật, thông tin kịp thời để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của nhân viên y tế , người bệnh, người nhà và người dân trong việc tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm.

Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Bệnh viện trực thuộc Bộ và Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo triển khai các nội dung trên và báo cáo tình hình triển khai thực hiện, kết quả xử lý vi phạm về Bộ Y tế trước ngày 24/4/2025.

Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:

- Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.

- Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề, người khác đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Thực hiện kịp thời và tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.

- Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

- Bình đẳng, công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Khám chữa bệnh TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đã có Công văn 2350: Tăng cường kiểm tra thực hiện các quy định trong khám bệnh chữa bệnh?
Pháp luật
Bô Y tế yêu cầu rà soát hoạt động bán sữa tại bệnh viện phải hoàn thành trước ngày 24/4/2025?
Pháp luật
Ngày Sức khỏe Thế giới là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày Sức khỏe Thế giới? Chủ đề Ngày Sức khỏe Thế giới năm nay?
Pháp luật
Liệt dây thần kinh số 7 là gì? Biểu hiện của liệt dây thần kinh số 7 ra sao? Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 là gì?
Pháp luật
Hội chứng Peter Pan là gì? Hội chứng Peter Pan có dấu hiệu ra sao? Hội chứng không chịu lớn Peter Pan nguyên nhân?
Pháp luật
Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất đối với bệnh viện theo Thông tư 35? Bao lâu thực hiện đánh giá cơ sở vật chất đối với bệnh viện?
Pháp luật
Doanh nghiệp hoạt động khám chữa bệnh ở địa bàn có điều kiện tế xã hội khó khăn có được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Pháp luật
Bác sĩ của bệnh viện công lập có được đăng ký khám chữa bệnh ngoài giờ tại phòng khám tư không?
Pháp luật
Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
Pháp luật
Mẫu Phiếu khám bệnh vào viện mới nhất? Ghi chép hồ sơ bệnh án cần lưu ý điều gì? Người bệnh được ghi chép hồ sơ bệnh án khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám chữa bệnh
Trần Thị Khánh Phương Lưu bài viết
8 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào