Cử nhân Luật không được thi tuyển công chức thuế có đúng không? Tổng cục Thuế giải thích lý do như thế nào?
Cử nhân Luật không được thi tuyển công chức thuế có đúng không? Tổng cục Thuế giải thích lý do như thế nào?
Năm 2022, Tổng cục Thuế thông báo tuyển dụng công chức Tổng cục thuế năm 2022 ban hành kèm theo Công văn 3880/TCT-TCCB năm 2022 cũng có nêu rõ không tuyển dụng Cử nhân Luật.
Lý giải vấn đề này, Tổng cục Thuế đã có Công văn 70/TCT-HĐTD năm 2022 giải thích như sau:
Tại Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 (hết hiệu lực ngày 22/7/2022) của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định:
1. Ngành đào tạo là tập hợp những kiến thức, kỹ năng chuyên môn liên quan đến một lĩnh vực khoa học hay một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp nhất định. Bên cạnh khối kiến thức cơ bản và kiến thức cơ sở (của khối ngành, nhóm ngành), khối kiến thức ngành (gồm kiến thức chung và kiến thức chuyên sâu của ngành) trong mỗi chương trình đào tạo trình độ đại học phải có khối lượng tối thiểu 30 tín chỉ không trùng với kiến thức ngành của các ngành gần trong khối ngành, nhóm ngành.
Bên cạnh đó, theo Danh mục giáo dục, đào tạo đã phân biệt rõ khối ngành Kinh tế (mã danh mục 73101), Ngôn ngữ (mã ngành 72202, bao gồm: Ngôn ngữ Anh) và Luật (mã ngành 73801, bao gồm: Luật Kinh tế). Hiện hành danh mục giáo dục, đào tạo đối với các ngành này vẫn giữ nguyên tại Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT.
Năm 2023, Tổng cục Thuế vẫn giữ quan điểm về việc không tuyển dụng Cử nhân Luật tương tự kế hoạch tuyển dụng năm 2022, cụ thể:
Theo Thông báo 412/TB-TCT năm 2023 tải, trong các điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn đối với công chức Thuế ngạch Kiểm tra viên thuế, ngạch Kiểm tra viên trung cấp thuế, Chuyên viên làm chuyên môn nghiệp vụ, ngạch Cán sự, Chuyên viên làm Quản lý Xây dựng cơ bản, Chuyên viên làm công tác Đảng, ngạch Văn thư viên, ngạch Văn thư viên trung cấp yêu cầu các ngành hoặc chuyên ngành sau:
- Ngành hoặc chuyên ngành về Thuế
- Ngành hoặc các chuyên ngành về Kế toán
- Ngành hoặc các chuyên ngành về Tài chính
- Ngành hoặc các chuyên ngành về Kinh tế
Đồng thời nhấn mạnh không bao gồm các ngành/chuyên ngành đào tạo: Luật kinh tế, Luật tài chính, Luật thuế...; Toán kinh tế, Toán tài chính...; Tiếng Anh - Kinh tế, Tiếng Anh - Tài chính...
Xem toàn bộ Công văn 70/TCT-HĐTD năm 2022 tại đây: tải
>> Xem thêm: Thông báo tuyển dụng công chức thuế năm 2023.
>> Mới: Đã có kết quả thi công chức thuế năm 2023
Cử nhân Luật không được dự thi tuyển công chức thuế có đúng không? Tổng cục Thuế giải thích lý do như thế nào? (Hình từ Internet)
Chỉ tiêu và điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn đối với công chức thuế năm 2023 như thế nào?
Về chỉ tiêu:
Theo Thông báo 412/TB-TCT năm 2023 tải xác định chỉ tiêu tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế năm 2023 tại Cơ quan Tổng cục Thuế và 62 Cục Thuế tỉnh, thành phố (Cục Thuế tỉnh Hà Nam không có chỉ tiêu tuyển dụng) là: 1.634 chỉ tiêu, cụ thể theo từng ngạch công chức như sau:
- Ngạch Chuyên viên: 278 chỉ tiêu, trong đó:
+ Chuyên viên làm chuyên môn nghiệp vụ: 156 chỉ tiêu;
+ Chuyên viên làm công tác quản lý xây dựng cơ bản: 07 chỉ tiêu;
+ Chuyên viên làm công tác Đảng: 07 chỉ tiêu;
+ Chuyên viên làm công nghệ thông tin: 108 chỉ tiêu.
- Ngạch Cán sự: 19 chỉ tiêu.
- Ngạch Kiểm tra viên thuế: 1.215 chỉ tiêu.
- Ngạch Kiểm tra viên trung cấp thuế: 46 chỉ tiêu.
- Ngạch Văn thư viên: 49 chỉ tiêu.
- Ngạch Văn thư viên trung cấp: 27 chỉ tiêu.
Về điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn:
Theo Thông báo 412/TB-TCT năm 2023, Tổng cục Thuế quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn đối với công chức thuế như sau:
(1) Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển ngạch Kiểm tra viên thuế (Có Bằng tốt nghiệp Đại học trở lên), ngạch Kiểm tra viên trung cấp thuế (Có Bằng tốt nghiệp Cao đẳng trở lên) gồm các ngành hoặc chuyên ngành có ghi một trong các “cụm từ” được đăng ký dự tuyển, cụ thể như sau:
Ngành hoặc chuyên ngành về Thuế, gồm:
+ Thuế,
+ Thuế - Hải quan,
+ Hải quan.
Ngành hoặc các chuyên ngành về Kế toán, gồm:
+ Kế toán,
+ Kế toán - Kiểm toán,
+ Kế toán doanh nghiệp,
+Kế toán công,
+Kiểm toán.
- Ngành hoặc các chuyên ngành về Tài chính, gồm:
+ Tài chính,
+ Tài chính - Ngân hàng,
+ Tài chính công,
+ Tài chính doanh nghiệp,
+ Tài chính kế toán,
+ Tài chính quốc tế.
Ngành hoặc các chuyên ngành về Kinh tế, gồm:
+ Kinh doanh;
+ Kinh doanh quốc tế,
+ Kinh doanh thương mại,
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu,
+ Kinh tế,
+ Kinh tế chính trị,
+ Kinh tế đầu tư,
+ Kinh tế đối ngoại,
+ Kinh tế Quốc tế,
+ Marketing,
+ Ngân hàng,
+ Ngoại Thương,
+ Quản lý kinh doanh,
+ Quản lý kinh tế,
+ Quản trị kinh doanh,
+ Quản trị thương mại,
+ Kinh tế học,
+ Kinh tế ngoại thương,
+ Kinh tế phát triển,
+ Kinh tế và thương mại quốc tế,
+ Kinh tế vận tải biển,
+ Kinh tế và quản lý công,
+ Thương mại điện tử,
+ Thương mại đối ngoại,
+ Thương mại quốc tế,
+ Thống kê kinh tế,
+ Thống kê kinh doanh.
Không bao gồm các ngành/chuyên ngành đào tạo: Luật kinh tế, Luật tài chính, Luật thuế...; Toán kinh tế, Toán tài chính...; Tiếng Anh - Kinh tế, Tiếng Anh - Tài chính...
(2) Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển vị trí Chuyên viên làm chuyên môn nghiệp vụ (Có Bằng tốt nghiệp Đại học trở lên), ngạch Cán sự (Có Bằng tốt nghiệp Cao đẳng trở lên) gồm các ngành hoặc chuyên ngành có ghi một trong các “cụm từ” được đăng ký dự tuyển, cụ thể như sau:
- Ngành hoặc chuyên ngành về Thuế, gồm:
+ Thuế,
+ Thuế - Hải quan,
+ Hải quan.
- Ngành hoặc các chuyên ngành về Kế toán, gồm:
+ Kế toán,
+ Kế toán - Kiểm toán,
+ Kế toán doanh nghiệp,
+ Kế toán công,
+ Kiểm toán.
- Ngành hoặc các chuyên ngành về Tài chính, gồm:
+ Tài chính,
+ Tài chính - Ngân hàng,
+ Tài chính công,
+ Tài chính doanh nghiệp,
+ Tài chính kế toán,
+ Tài chính quốc tế.
- Ngành hoặc các chuyên ngành về Kinh tế, gồm:
+ Kinh doanh;
+ Kinh doanh quốc tế,
+ Kinh doanh thương mại,
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu,
+ Kinh tế,
+ Kinh tế chính trị,
+ Kinh tế đầu tư,
+ Kinh tế đối ngoại,
+ Marketing,
+Ngân hàng,
+Ngoại Thương,
+ Quản lý công,
+ Quản lý kinh doanh,
+ Quản lý kinh tế,
+ Quản trị kinh doanh,
+ Quản trị nhân lực,
+ Kinh tế học,
+ Kinh tế ngoại thương,
+ Kinh tế phát triển,
+ Kinh tế và thương mại quốc tế,
+ Kinh tế vận tải biển,
+ Kinh tế và quản lý công,
+ Kinh tế Quốc tế,
+ Quản trị thương mại,
+ Thương mại điện tử,
+ Thương mại đối ngoại,
+ Thương mại quốc tế,
+ Thống kê kinh tế,
+ Thống kê kinh doanh.
Không bao gồm các ngành/chuyên ngành đào tạo: Luật kinh tế, Luật tài chính, Luật thuế...; Toán kinh tế, Toán tài chính...; Tiếng Anh - Kinh tế, Tiếng Anh - Tài chính...
(3) Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển vị trí Chuyên viên làm Quản lý Xây dựng cơ bản (Có Bằng tốt nghiệp Đại học trở lên), gồm các ngành hoặc chuyên ngành có ghi một trong các “cụm từ” được đăng ký dự tuyển, cụ thể như sau:
+ Kinh tế xây dựng;
+ Kiến trúc;
+ Xây dựng dân dụng và công nghiệp;
+ Kỹ thuật công trình xây dựng;
+ Công nghệ kỹ thuật xây dựng;
+ Công nghệ kỹ thuật điện lạnh.
(4) Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển vị trí Chuyên viên làm công tác Đảng (Có Bằng tốt nghiệp Đại học trở lên), các ngành hoặc chuyên ngành có ghi một trong các “cụm từ” sau được đăng ký dự tuyển cụ thể: Chính trị học; Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước; Quản lý Nhà nước.
(5) Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển vị trí Chuyên viên làm công nghệ thông tin (Có Bằng tốt nghiệp Đại học trở lên), gồm các ngành hoặc chuyên ngành có ghi một trong các “cụm từ” được đăng ký dự tuyển, cụ thể như sau:
- Ngành hoặc các chuyên ngành về công nghệ, gồm:
+ Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông,
+ Công nghệ kỹ thuật máy tính,
+Công nghệ phần mềm,
+Công nghệ thông tin.
- Ngành hoặc các chuyên ngành về kỹ thuật máy tính, gồm:
+ An toàn thông tin,
+ Điện tử viễn thông,
+ Hệ thống máy tính,
+ Hệ thống thông tin,
+ Hệ thống thông tin quản lý,
+ Khoa học dữ liệu,
+ Khoa học máy tính,
+ Kỹ thuật phần mềm,
+ Mạng máy tính,
+ Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu,
+ Máy tính và khoa học thông tin,
+ Tin học,
+ Toán - Tin,
+ Toán - tin ứng dụng,
+ Kỹ thuật điện tử - viễn thông,
+ Quản lý thông tin.
+ Kỹ thuật máy tính,
(6) Đối với thí sinh đăng ký dự tuyển ngạch Văn thư viên (Có Bằng tốt nghiệp Đại học trở lên) và ngạch Văn thư viên trung cấp (Có Bằng tốt nghiệp Cao đẳng trở lên), các ngành hoặc chuyên ngành có ghi một trong các “cụm từ” sau được đăng ký dự tuyển cụ thể:
+ Văn thư,
+ Văn thư lưu trữ,
+ Lữu trữ học.
+ Trường hợp tốt nghiệp ngành hoặc các chuyên ngành sau: Hành chính, Hành chính học, Quản trị văn phòng thí sinh phải có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.
Thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp thì nộp hồ sơ dự thi như thế nào?
Theo Thông báo 412/TB-TCT năm 2023 về việc nhận hồ sơ đối với các trường hợp có giấy chứng nhận tốt nghiệp như sau:
- Đối với thí sinh dự tuyển đã tốt nghiệp nhưng chưa được cơ sở đào tạo cấp bằng, khi nộp hồ sơ tuyển dụng có thể nộp giấy chứng nhận hoặc xác nhận tốt nghiệp chờ cấp bằng của cơ sở đào tạo và phải nộp bổ sung bằng tốt nghiệp trước ngày thi tuyển.
- Tuy nhiên, trường hợp trước ngày thi tuyển chính thức, thí sinh chưa bổ sung bằng tốt nghiệp sẽ không được tham dự kỳ thi.
Xem toàn bộ Thông báo 412/TB-TCT năm 2023 tại đây: tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?