Thi công chức là gì? Thi công chức bao gồm những môn gì? Để được thi công chức vòng 2 thì cần đáp ứng những điều kiện gì theo Nghị định 138?
Thi công chức là gì? Thi công chức bao gồm những môn gì?
Thi công chức là quá trình chọn lọc, đánh giá và tuyển chọn những ứng viên đáp ứng tiêu chuẩn để làm việc tại các cơ quan, bộ máy nhà nước và các tổ chức khác. Sau khi thi công chức đỗ và đáp ứng đủ tiêu chuẩn, họ sẽ được vào biên chế và từ đó nhận lương từ ngân sách nhà nước theo quy định.
Quy định tại Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP quy định về hình thức, nội dung và thời gian thi công chức như sau:
Vòng 1: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính; nội dung thi gồm 02 phần, cụ thể như sau:
- Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ. Thời gian thi 60 phút;
- Phần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu về ngoại ngữ dự thi đối với từng vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút.
*Đối với vị trí việc làm không yêu cầu trình độ ngoại ngữ thì không phải tổ chức thi Phần II.
- Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi; nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
- Trường hợp đã đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức theo quy định tại Nghị định số 06/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2023 quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức mà kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức còn trong thời hạn tính đến ngày hết thời hạn nhận Phiếu đăng ký dự tuyển và đáp ứng yêu cầu về thang điểm theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 3 Nghị định này (nếu có) thì không phải dự thi vòng 1 quy định tại khoản này.
Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
- Hình thức thi: Viết hoặc kết hợp viết và phỏng vấn.
- Đối với bài thi viết:
+ Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
+ Thời gian: thi 180 phút (không kể thời gian chép đề).
Căn cứ vào đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức có thể tổ chức thi viết bằng hình thức thi trên máy vi tính, đồng thời quyết định số lượng câu hỏi phù hợp, bảo đảm số lượng tối thiểu 60 câu, tối đa 120 câu (theo hình thức câu hỏi trắc nghiệm). Thời gian thi tương ứng với tổng số câu hỏi, bảo đảm tối thiểu là 90 phút, tối đa là 180 phút.
- Đối với bài thi phỏng vấn:
+ Nội dung thi phỏng vấn tập trung đánh giá về năng lực: tư duy, giao tiếp, phán đoán tình huống, học hỏi, phát triển, diễn đạt, thái độ và các năng lực khác theo yêu cầu của vị trí việc làm.
+ Thời gian thi: Tối đa 30 phút.
Thi công chức là gì? Thi công chức bao gồm những môn gì? (Hình từ Internet)
Để được thi công chức vòng 2 thì cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 138/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức, nội dung và thời gian thi
1. Vòng 1: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính; nội dung thi gồm 02 phần, cụ thể như sau:
a) Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ. Thời gian thi 60 phút;
b) Phần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu về ngoại ngữ dự thi đối với từng vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút.
Đối với vị trí việc làm không yêu cầu trình độ ngoại ngữ thì không phải tổ chức thi Phần II.
c) Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi; nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
d) Trường hợp đã đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức theo quy định tại Nghị định số 06/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2023 quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức mà kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức còn trong thời hạn tính đến ngày hết thời hạn nhận Phiếu đăng ký dự tuyển và đáp ứng yêu cầu về thang điểm theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 3 Nghị định này (nếu có) thì không phải dự thi vòng 1 quy định tại khoản này.
Theo đó, để được thi công chức vòng 2 thì người dự thi công chức vòng 1 (thi trắc nghiệm) cần đạt số câu đúng như sau:
- Phần 1: Đạt từ 30 câu trở lên;
- Phần 2: Đạt từ 15 câu trở lên (Đối với vị trí việc làm không yêu cầu trình độ ngoại ngữ thì không phải tổ chức thi Phần 2).
Tuy nhiên, trường hợp đã đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức theo quy định tại Nghị định 06/2023/NĐ-CP còn trong thời hạn tính đến ngày hết thời hạn nhận Phiếu đăng ký dự tuyển và đáp ứng yêu cầu về thang điểm theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 3 Nghị định 138/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP (nếu có) thì không phải dự thi vòng 1.
Thời hạn phê duyệt kết quả thi công chức là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 138/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thông báo kết quả tuyển dụng công chức
1. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chấm thi vòng 2 (kể cả phúc khảo, nếu có), Hội đồng tuyển dụng có trách nhiệm tổng hợp kết quả, báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phê duyệt kết quả chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo tổng hợp kết quả.
2. Chậm nhất là 02 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả trúng tuyển, Hội đồng tuyển dụng phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức và gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển tới người trúng tuyển. Nội dung thông báo phải ghi rõ thời hạn người trúng tuyển phải đến cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng.
Theo đó, thời hạn phê duyệt kết quả thi công chức là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo tổng hợp kết quả.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường: 5 nhiệm vụ và quyền hạn về chăn nuôi và thú y sau sáp nhập Bộ như thế nào?
- Dấu phẩy là gì? Tác dụng của dấu phẩy là gì? Cách đặt dấu phẩy lớp 2? Xây dựng văn hóa đọc của trường tiểu học như thế nào?
- Sự chỉ đạo chiến lược và chuẩn bị của ta tại chiến dịch Điện Biên Phủ như thế nào thông qua Hướng dẫn 135?
- Người sinh ngày 1 tháng 5: Tính cách, sự nghiệp, tình yêu, sức khỏe thế nào? Sự kiện 1 5? 1 5 có phải lễ lớn?
- Công dân Việt Nam cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào thì mới được cử ra nước ngoài học tập? Hồ sơ dự tuyển bao gồm những gì?