Công văn 3385/TCT-TTKT ngày 01/8/2024 về rà xoát, xử lý hóa đơn không hợp pháp của Tổng cục Thuế?
Công văn 3385/TCT-TTKT ngày 01/8/2024 về rà xoát, xử lý hóa đơn không hợp pháp của Tổng cục Thuế?
Ngày 01/08/2024, Tổng cục Thuế đã có Công văn 3385/TCT-TTKT về việc rà soát, xử lý hóa đơn không hợp pháp.
Tải về Công văn 3385/TCT-TTKT ngày 01/8/2024
Theo kết luận của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ nêu tại Bản án số 115/2023/HS-ST thì ngoài 524 công ty tại Công văn 1798/TCT-TTKT 2023 còn có thêm 113 công ty có trong danh sách 637 công ty nêu trên.
Xem thêm: Danh sách 524 doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn theo Công văn 1798
Theo đó, để tiếp tục xử lý thuế đối với các hành vi mua, bán hóa đơn trái phép, Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế:
- Thực hiện khai thác dữ liệu hóa đơn điện tử, thu thập hóa đơn giấy của 113 công ty để áp dụng các biện pháp quản lý thuế theo quy định.
- Trường hợp người nộp thuế thuộc cơ quan thuế quản lý có sử dụng hóa đơn của 113 công ty do Tổng cục Thuế công bố để kê khai thuế thì xem xét, xử lý thuế, hóa đơn theo quy định và hướng dẫn tại Công văn 1798/TCT-TTKT năm 2023.
Xem thêm: File excel 113 doanh nghiệp bán trái phép hóa đơn ban hành kèm theo Công văn 3385
>> Tải file excel danh sách 637 doanh nghiệp mua bán hóa đơn tại đây: tải
Công văn 3385/TCT-TTKT ngày 01/8/2024 về rà xoát, xử lý hóa đơn không hợp pháp của Tổng cục Thuế? (Hình từ Internet)
Những hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định thì sử dụng hóa đơn trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp:
- Hóa đơn giả;
- Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;
- Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;
- Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
- Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
- Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn trước ngày xác định bên lập hóa đơn không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn không hợp pháp.
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
Theo đó, việc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được thực hiện theo nguyên tắc tại Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
1. Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo quy định tại Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau:
a) Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế khai sai một hoặc nhiều chỉ tiêu trên các hồ sơ thuế của cùng một sắc thuế thì hành vi khai sai thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về một hành vi khai sai chỉ tiêu trên hồ sơ thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần;
b) Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của nhiều kỳ tính thuế nhưng cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần.
Trường hợp trong số hồ sơ khai thuế chậm nộp có hồ sơ khai thuế chậm nộp thuộc trường hợp trốn thuế thì tách riêng để xử phạt về hành vi trốn thuế;
c) Trường hợp cùng một thời điểm người nộp thuế chậm nộp nhiều thông báo, báo cáo cùng loại về hóa đơn thì người nộp thuế bị xử phạt về một hành vi chậm nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần;
d) Hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn thuộc trường hợp bị xử phạt theo Điều 16, Điều 17 Nghị định này thì không bị xử phạt theo Điều 28 Nghị định này.
4. Trường hợp trong một thủ tục hành chính có nhiều thành phần hồ sơ được quy định nhiều hơn một hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử phạt đối với từng hành vi vi phạm.
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?