Công văn 2589/VPCP-KGVX trình UNESCO đưa Võ cổ truyền Bình Định vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại?

Công văn 2589/VPCP-KGVX trình UNESCO đưa Võ cổ truyền Bình Định vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại?

Công văn 2589/VPCP-KGVX trình UNESCO đưa Võ cổ truyền Bình Định vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại?

Ngày 28/03/2025, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn 2589/VPCP-KGVX về việc gửi Hồ sơ "Võ cổ truyền Bình Định" trình UNESCO.

>>> TẢI VỀ Công văn 2589/VPCP-KGVX năm 2025

Theo nội dung tại Công văn 2589/VPCP-KGVX năm 2025, xét đề nghị của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại Công văn 1219/BVHTTDL-DSVH ngày 25 tháng 3 năm 2025, ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia (Công văn số 02/HĐDSVHQG-VP ngày 15 tháng 3 năm 2025) về việc xin phép ký và gửi hồ sơ di sản “Võ cổ truyền Bình Định" để trình UNESCO xét ghi danh vào các Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính có ý kiến như sau:

(1) Đồng ý trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem xét, đưa Di sản văn hóa phi vật thể “Võ cổ truyền Bình Định" vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; ủy quyền Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thay mặt Chính phủ ký Hồ sơ theo quy định.

(2) Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan làm các thủ tục cần thiết để gửi Hồ sơ di sản “Võ cổ truyền Bình Định” tới UNESCO, bảo đảm thời gian theo quy định của Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể 2003 và pháp luật về di sản văn hóa.

*Trên đây là "Công văn 2589/VPCP-KGVX trình UNESCO đưa Võ cổ truyền Bình Định vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại?"

Công văn 2589/VPCP-KGVX trình UNESCO đưa Võ cổ truyền Bình Định vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại?

Công văn 2589/VPCP-KGVX trình UNESCO đưa Võ cổ truyền Bình Định vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại? (Hình từ Internet)

Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể từ 1/7/2025?

Căn cứ tại Điều 10 Luật Di sản văn hóa 2024, các loại hình di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:

- Biểu đạt và truyền thống truyền khẩu gồm các hình thức thể hiện thông tin bằng ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết, ký tự và ngữ văn dân gian;

- Nghệ thuật trình diễn dân gian gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu truyền thống và các hình thức trình diễn dân gian khác;

- Tập quán xã hội và tín ngưỡng gồm các thực hành thường xuyên, ổn định, thể hiện quan niệm, niềm tin của cộng đồng, thông qua các lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống mang bản sắc văn hóa của cộng đồng chủ thể;

- Lễ hội truyền thống gồm các thực hành nghi lễ và sinh hoạt văn hóa dân gian của cộng đồng, được thực hiện theo chu kỳ tại không gian văn hóa liên quan;

- Tri thức dân gian gồm tri thức về tự nhiên và vũ trụ, sức khỏe và đời sống con người, lao động, sản xuất, phòng bệnh, chữa bệnh, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác;

- Nghề thủ công truyền thống gồm các thực hành thủ công bằng tri thức, kỹ năng, kỹ thuật, bí quyết, nghệ thuật cùng với công cụ, đồ vật, đồ tạo tác, nguyên vật liệu tự nhiên, tạo ra các sản phẩm mang bản sắc văn hóa của cộng đồng chủ thể.

Danh mục, danh sách và tiêu chí ghi danh, ghi danh bổ sung về di sản văn hóa phi vật thể từ 1/7/2025?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Di sản văn hóa 2024 quy định danh mục, danh sách và tiêu chí ghi danh, ghi danh bổ sung về di sản văn hóa phi vật thể từ 1/7/2025 như sau:

(1) Di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh, ghi danh bổ sung vào danh mục, danh sách sau đây:

- Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể;

- Danh sách của UNESCO bao gồm: Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Đăng ký những thực hành bảo vệ tốt.

(2) Di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh, ghi danh bổ sung vào Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây:

- Là di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể;

- Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương;

- Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài;

- Biện pháp bảo vệ được đề xuất có tính khả thi;

- Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.

(3) Di sản văn hóa phi vật thể được lập hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh, ghi danh bổ sung khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây:

- Là di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể;

- Đáp ứng tiêu chí ghi danh theo quy định, hướng dẫn của UNESCO.

Theo đó, di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh, ghi danh bổ sung vào danh mục, danh sách cần phải đáp ứng các tiêu chí nêu trên.

*Luật Di sản văn hóa 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

Di sản văn hóa phi vật thể Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Di sản văn hóa phi vật thể
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công văn 2589/VPCP-KGVX trình UNESCO đưa Võ cổ truyền Bình Định vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại?
Pháp luật
Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
Pháp luật
Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
Pháp luật
Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là gì? Quy định về tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể?
Pháp luật
Hồ sơ và thẩm quyền phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể?
Pháp luật
Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể là gì? Việc nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể bao gồm những hoạt động nào?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể?
Pháp luật
Tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể là gì? Hình thức tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể gồm những gì?
Pháp luật
Di sản văn hóa phi vật thể là gì? Có được lựa chọn theo tiêu chí có giá trị đặc biệt về lịch sử không?
Pháp luật
Nguyên tắc sử dụng và khai thác di sản văn hóa phi vật thể được quy định như thế nào theo quy định pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di sản văn hóa phi vật thể
17 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Di sản văn hóa phi vật thể

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di sản văn hóa phi vật thể

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào