Công văn 2147/BYT-TCCB hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại cơ sở y tế tại đơn vị hành chính mới ra sao?
Công văn 2147/BYT-TCCB hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại cơ sở y tế tại đơn vị hành chính mới ra sao?
Ngày 12 tháng 04 năm 2025, Bộ Y tế đã ban hành Công văn 2147/BYT-TCCB năm 2025 hướng dẫn định hướng sắp xếp, tổ chức lại cơ sở y tế tại đơn vị hành chính các cấp, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
Theo đó phương án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế cấp huyện, quận, thị xã được quy định tại Mục II Công văn 2147/BYT-TCCB năm 2025, cụ thể như sau:
(1) Đối với Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã.
- Giải thể, kết thúc hoạt động các Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã hiện có, chuyển chức năng, nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước của Phòng Y tế trước đây về Phòng Văn hóa - Xã hội và Trung tâm hành chính công thuộc Ủy ban nhân dân cấp cơ sở (cấp xã, phường) sau sắp xếp để tiếp tục triển khai thực hiện.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp cơ sở (cấp xã, phường) trong quản lý nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành y tế trên địa bàn xã, phường thực hiện theo Phụ lục gửi kèm theo Công văn này.
- Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố có trách nhiệm hỗ trợ nhân lực, chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ để giúp Ủy ban nhân dân cấp cơ sở (cấp xã, phường) trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành y tế trên địa bàn xã, phường.
(2) Đối với các Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố hiện có:
Cơ bản duy trì các bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố hiện có và chuyển thành bệnh viện đa khoa khu vực, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố sau sắp xếp, để tổ chức cung cấp dịch vụ khám, bệnh chữa bệnh cho nhân dân trong khu vực liên xã, phường không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
(3) Đối với các Trung tâm Y tế cấp huyện, quận, thị xã, thành phố
- Cơ bản duy trì các Trung tâm Y tế cấp huyện, quận, thị xã, thành phố hiện có và chuyển các Trung tâm Y tế này thành Trung tâm Y tế khu vực, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố sau sắp xếp, để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Thông tư 32/2024/TT-BYT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và tiếp tục hỗ trợ về nhân lực, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm thuốc, vật tư, thiết bị y tế cho các trạm y tế xã của các xã, phường sau sắp xếp.
- Trên cơ sở rà soát, đánh giá về phạm vi hoạt động và hiệu quả hoạt động các Trung tâm Y tế huyện, quận thị xã, thành phố hiện có, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố tham mưu, xây dựng Đề án, trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định duy trì tất cả hoặc giải thể, tổ chức lại, sáp nhập một số Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn.
*Trên đây là thông tin về "Hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế cấp huyện, quận, thị xã theo Công văn 2147 ra sao?"
Hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế cấp huyện, quận, thị xã theo Công văn 2147 ra sao? (Hình từ Internet)
Người hành nghề y được từ chối khám chữa bệnh trong các trường hợp nào?
Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp theo quy định tại Điều 40 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
- Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
- Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;
- Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;
- Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;
- Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Chính sách của Nhà nước về khám chữa bệnh được quy định như thế nào?
Chính sách của Nhà nước về khám chữa bệnh được quy định tại Điều 4 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, cụ thể như sau:
- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; huy động các nguồn lực xã hội cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
- Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho các hoạt động sau đây:
+ Phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc y tế cơ sở, hệ thống cấp cứu ngoại viện; tập trung đầu tư cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
+ Khám bệnh, chữa bệnh đối với người có công với cách mạng; trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo; người đang sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người mắc bệnh tâm thần, bệnh phong; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
+ Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực truyền nhiễm, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, hồi sức cấp cứu và chuyên ngành, lĩnh vực khác cần ưu tiên để đáp ứng nhu cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ;
+ Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong khám bệnh, chữa bệnh.
- Khuyến khích thực hiện hợp tác công tư; thực hiện ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được ưu đãi về tín dụng để đầu tư nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập không chia mà để lại để đầu tư phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Đầu tư cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoạt động không vì mục đích lợi nhuận được xác định thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư.
- Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
- Có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với người hành nghề.
- Có chính sách phát triển nguồn nhân lực quản lý, quản trị bệnh viện.
- Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
- Kế thừa và phát huy y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
- Kết hợp quân y và dân y trong khám bệnh, chữa bệnh.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch tháng 4 1975 trùng khớp với lịch tháng 4 2025 đúng không? Lịch tháng 4 năm 1975 chi tiết?
- Mẫu Báo cáo chính trị Đại hội Đảng các cấp? Tải về Mẫu Báo cáo chính trị Đại hội Đảng các cấp file word?
- Tổng hợp Lịch nộp báo cáo thuế 2025 chi tiết? Lịch nộp các loại báo cáo thuế năm 2025 mới nhất?
- Tử vi tháng 4 2025 của 12 con giáp chi tiết? Tử vi 12 con giáp tháng 4 2025 tài lộc, may mắn không?
- Link thi Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về lịch sử, truyền thống 80 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ thành phố Yên Bái năm 2025?