Công dân, cơ quan báo chí sẽ được mời dự tại kỳ họp trực tuyến của Quốc hội? Các phiên họp nào của Quốc hội không được tổ chức bằng hình thức trực tuyến?
Đại biểu Quốc hội có được lựa chọn tham dự kỳ họp tại điểm cầu nào trong kỳ họp trực tuyến của Quốc hội hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15 có quy định:
Các hình thức tổ chức kỳ họp Quốc hội
...
2. Hình thức họp trực tuyến được thực hiện qua hệ thống hội nghị truyền hình giữa điểm cầu chính tại Hà Nội và điểm cầu tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định số điểm cầu; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có điểm cầu; địa điểm đặt điểm cầu; Đoàn đại biểu Quốc hội tham gia họp tại từng điểm cầu.
Căn cứ tình hình thực tiễn, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tham mưu Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tổ chức họp trực tuyến theo cách thức khác.
Đồng thời, căn cứ Điều 7 Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15 có quy định:
Đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp tại các điểm cầu họp trực tuyến
1. Đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp tại điểm cầu theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Đại biểu Quốc hội làm việc thường xuyên tại Hà Nội tham dự kỳ họp tại điểm cầu chính tại Hà Nội, trừ trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyết định khác.
3. Trong thời gian tổ chức kỳ họp theo hình thức họp trực tuyến, đại biểu Quốc hội được cử đi công tác không thể tham dự kỳ họp tại điểm cầu theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì có thể họp tại điểm cầu nơi mình công tác hoặc nơi gần nhất với nơi mình công tác. Chậm nhất là 02 ngày trước ngày dự kiến thay đổi điểm cầu dự họp, đại biểu Quốc hội đăng ký việc thay đổi điểm cầu dự họp với Tổng Thư ký Quốc hội để báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định, đồng thời báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội nơi mình sinh hoạt và Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội nơi có điểm cầu dự kiến tham dự.
Theo đó, hiện nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan có trách nhiệm quyết định số điểm cầu cũng như quyết định Đoàn đại biểu Quốc hội tham gia họp tại từng điểm cầu. Do đó, Đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp tại điểm cầu theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trừ trường hợp:
- Đại biểu Quốc hội làm việc thường xuyên tại Hà Nội tham dự kỳ họp tại điểm cầu chính tại Hà Nội, trừ trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyết định khác.
- Trong thời gian tổ chức kỳ họp theo hình thức họp trực tuyến, đại biểu Quốc hội được cử đi công tác không thể tham dự kỳ họp tại điểm cầu theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì có thể họp tại điểm cầu nơi mình công tác hoặc nơi gần nhất với nơi mình công tác.
Chậm nhất là 02 ngày trước ngày dự kiến thay đổi điểm cầu dự họp, đại biểu Quốc hội đăng ký việc thay đổi điểm cầu dự họp với Tổng Thư ký Quốc hội để báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định, đồng thời báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội nơi mình sinh hoạt và Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội nơi có điểm cầu dự kiến tham dự.
Tóm lại, về nguyên tắc Đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp tại điểm cầu theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà không được lựa chọn điểm cầu. Tuy nhiên trừ một số trường hợp như thường xuyên tại Hà Nội, được cử đi công tác như quy định nêu trên.
Công dân, cơ quan báo chí sẽ được mời dự tại kỳ họp trực tuyến của Quốc hội? Các phiên họp nào của Quốc hội không được tổ chức bằng hình thức trực tuyến? (Hình từ Internet)
Công dân, cơ quan báo chí sẽ được mời tham dự, dự thính tại kỳ họp trực tuyến của Quốc hội?
Căn cứ Điều 8 Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15 có quy định:
Người được mời tham dự, dự thính tại kỳ họp Quốc hội tổ chức theo hình thức họp trực tuyến
1. Người được mời tham dự, dự thính tại kỳ họp Quốc hội tổ chức theo hình thức họp trực tuyến thực hiện theo quy định tại Nội quy kỳ họp Quốc hội.
2. Đại diện một số cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội tại điểm cầu ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó theo hướng dẫn của Tổng Thư ký Quốc hội.
3. Người được mời tham dự, dự thính tại kỳ họp Quốc hội phải tuân thủ quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội và sự điều hành của chủ tọa phiên họp, người được phân công điều hành điểm cầu.
Như vậy, người được mời tham dự, dự thính tại kỳ họp Quốc hội tổ chức theo hình thức họp trực tuyến thực hiện theo quy định tại Nội quy kỳ họp Quốc hội. Mà cụ thể căn cứ Điều 5 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 có quy định người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội, dự thính tại phiên họp Quốc hội bao gồm:
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan do Quốc hội thành lập không phải là đại biểu Quốc hội được mời tham dự kỳ họp Quốc hội;
- Khách mời danh dự trong nước,khách mời danh dự quốc tế do Chủ tịch Quốc hội quyết định theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội.
- Đại diện cơ quan nhà nước, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội.
Những cá nhân, tổ chức này tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội tại điểm cầu ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó theo hướng dẫn của Tổng Thư ký Quốc hội
- Công dân có thể được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội.
Các phiên họp nào của Quốc hội không được tổ chức bằng hình thức trực tuyến?
Căn cứ Điều 12 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 có quy định:
Hình thức tiến hành kỳ họp, phiên họp của kỳ họp Quốc hội
1. Quốc hội tiến hành kỳ họp theo hình thức họp trực tiếp.
Căn cứ tình hình thực tiễn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tổ chức kỳ họp Quốc hội theo hình thức họp trực tuyến hoặc kết hợp giữa họp trực tiếp và trực tuyến.
2. Các phiên họp kín, phiên biểu quyết bằng bỏ phiếu kín phải được tiến hành theo hình thức họp trực tiếp.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn về hình thức họp trực tuyến, kết hợp giữa họp trực tiếp và trực tuyến.
Theo đó, các phiên họp kín, phiên biểu quyết bằng bỏ phiếu kín phải được tổ chức theo hình thức họp trực tiếp. Tức là những phiên họp kín, phiên biểu quyết bằng bỏ phiếu kín sẽ không được tổ chức theo hình thức họp trực tuyến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?