Công chức lãnh đạo, viên chức quản lý tại các đơn vị trực thuộc BHXH cấp Trung ương gồm các chức danh nào?
- Công chức lãnh đạo, viên chức quản lý tại các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam ở Trung ương gồm các chức danh nào?
- Đối với BHXH tỉnh thì các chức danh công chức lãnh đạo, viên chức quản lý bao gồm những ai?
- Thời hạn giữ chức vụ của công chức lãnh đạo, viên chức quản lý BHXH là bao lâu?
- Trách nhiệm và thẩm quyền trong công tác bổ nhiệm, quản lý công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc BHXH ra sao?
Công chức lãnh đạo, viên chức quản lý tại các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam ở Trung ương gồm các chức danh nào?
Căn cứ quy dịnh tại khoản 1 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-BHXH năm 2023, các chức danh công chức lãnh đạo, viên chức quản lý tại các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam ở Trung ương bao gồm:
(1) Các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc (Theo Nghị định 89/2020/NĐ-CP):
- Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng; Trưởng ban, Phó Trưởng ban; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng BHXH Việt Nam;
- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội xe thuộc Văn phòng; Trưởng Đại diện, Phó Trưởng Đại diện Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
(2) Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc (Theo Nghị định 89/2020/NĐ-CP):
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng; Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập; Giám đốc, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án;
- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng; Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa; Giám đốc, Phó Giám đốc cơ sở đào tạo; Trưởng Đại diện, Phó Trưởng Đại diện Tạp chí BHXH tại Thành phố Hồ Chí Minh.
(3) Các đơn vị trực thuộc khác:
Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản lý BHXH; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Ban Cán sự đảng BHXH Việt Nam; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Đảng ủy cơ quan BHXH Việt Nam.
Công chức lãnh đạo, viên chức quản lý tại các đơn vị trực thuộc BHXH cấp Trung ương gồm các chức danh nào? (Hình từ Internet)
Đối với BHXH tỉnh thì các chức danh công chức lãnh đạo, viên chức quản lý bao gồm những ai?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-BHXH năm 2023, các chức danh công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm:
- Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH tỉnh;
- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng nghiệp vụ, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng thuộc BHXH tỉnh;
- Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc BHXH tỉnh;
- Tổ trưởng, Phó Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ thuộc BHXH huyện.
Thời hạn giữ chức vụ của công chức lãnh đạo, viên chức quản lý BHXH là bao lâu?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:
Thời hạn giữ chức vụ
1. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý 01 nhiệm kỳ là 05 năm (60 tháng). Lãnh đạo quản lý cấp trưởng không giữ chức vụ quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp tại một đơn vị được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật chuyên ngành, trường hợp khác trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, xem xét quyết định.
2. Thời gian công chức lãnh đạo, viên chức quản lý được giao nhiệm vụ phụ trách đơn vị thì không tính vào thời gian bổ nhiệm chức vụ cấp Trưởng tại đơn vị đó.
3. Đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương chức vụ đang đảm nhiệm tại đơn vị chia tách, hợp nhất, sáp nhập, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức hoặc thay đổi chức danh lãnh đạo, quản lý do thay đổi tên gọi tổ chức thì thời điểm bổ nhiệm lại được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm theo chức vụ cũ có hiệu lực.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý 01 nhiệm kỳ là 05 năm (60 tháng).
Lãnh đạo quản lý cấp trưởng không giữ chức vụ quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp tại một đơn vị, trừ trường hợp khác do cấp có thẩm quyền phê duyệt, xem xét quyết định.
Trách nhiệm và thẩm quyền trong công tác bổ nhiệm, quản lý công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc BHXH ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:
Về trách nhiệm và thẩm quyền trong công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, từ chức, đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý
1. Tập thể lãnh đạo và người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan đơn vị đề xuất nhân sự và đánh giá, nhận xét đối với nhân sự được đề xuất.
2. Tập thể lãnh đạo, cấp ủy, tổ chức đảng cơ quan, đơn vị thảo luận, đánh giá, nhận xét nhân sự, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Cá nhân, tập thể đề xuất: Chịu trách nhiệm chính trước cấp có thẩm quyền về đánh giá, nhận xét, phối hợp xác minh kết luận tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác, ưu, khuyết điểm; kê khai tài sản, thu nhập... và ý kiến đề xuất của mình.
4. Bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ: Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, thẩm tra, rà soát thông tin đối với nhân sự được đề xuất theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
5. Tập thể lãnh đạo, người đứng đầu quyết định công tác nhân sự: Chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong bổ nhiệm, giới thiệu nhân sự.
Như vậy, vấn đề trách nhiệm và thẩm quyền trong công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, từ chức, đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?