Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là gì? Điều kiện và nhiệm vụ đối với người quản lý năng lượng tại cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là gì?
Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là gì?
Căn cứ Điều 32 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 quy định cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là cơ sở sử dụng năng lượng hằng năm với khối lượng lớn theo quy định của Chính phủ.
Cụ thể hơn, căn cứ Điều 6 Nghị định 21/2011/NĐ-CP quy định về việc xác định cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm như sau:
Xác định cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
1. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là các cơ sở có mức sử dụng năng lượng sau đây:
a) Cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đơn vị vận tải có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra một nghìn tấn dầu tương đương (1000 TOE) trở lên.
b) Các công trình xây dựng được dùng làm trụ sở, văn phòng làm việc, nhà ở; cơ sở giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, thể dục, thể thao; khách sạn, siêu thị, nhà hàng, cửa hàng có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra năm trăm tấn dầu tương đương (500 TOE) trở lên.
2. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ điều chỉnh việc xác định cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Như vậy, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là cơ sở sử dụng năng lượng hằng năm với khối lượng lớn được xác định dựa trên những tiêu chí cụ thể nêu trên.
Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là gì? Điều kiện và nhiệm vụ đối với người quản lý năng lượng tại cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là gì? (Hình từ Internet)
Mô hình quản lý năng lượng tại cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 21/2011/NĐ-CP quy định về mô hình quản lý năng lượng như sau:
Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải áp dụng mô hình quản lý năng lượng. Mô hình quản lý năng lượng được thực hiện theo các nội dung chính sau đây:
- Công bố mục tiêu, chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại cơ sở.
- Xây dựng kế hoạch hàng năm và năm năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở; xây dựng và thực hiện các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo mục tiêu, chính sách và kế hoạch đã lập; quy định chế độ trách nhiệm đối với từng tập thể, cá nhân liên quan đến việc thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại cơ sở.
- Có mạng lưới và người quản lý năng lượng theo tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010.
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi nhu cầu tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị trên toàn bộ dây chuyền sản xuất, tình hình lắp đặt mới, cải tạo, sửa chữa thiết bị sử dụng năng lượng của cơ sở.
- Thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng; đề xuất và lựa chọn thực hiện các giải pháp quản lý và công nghệ nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Định kỳ tổ chức đào tạo, tập huấn cho người lao động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Có chế độ thưởng, phạt nhằm thúc đẩy hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại cơ sở.
Điều kiện và nhiệm vụ đối với người quản lý năng lượng tại cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là gì?
Căn cứ Điều 35 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 quy định về người quản lý năng lượng tại cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm như sau:
- Trước hết người quản lý năng lượng tại cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên về chuyên ngành năng lượng hoặc ngành kỹ thuật liên quan đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong sản xuất công nghiệp, công trình xây dựng, hoạt động dịch vụ;
+ Có bằng tốt nghiệp từ trung cấp kỹ thuật liên quan trở lên đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải;
+ Có chứng chỉ quản lý năng lượng do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Ngoài ra, nhiệm vụ của người quản lý năng lượng tại cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm còn được quy định như sau:
+ Xây dựng kế hoạch hằng năm và năm năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
+ Tổ chức mạng lưới quản lý hoạt động sử dụng năng lượng, áp dụng mô hình quản lý năng lượng;
+ Thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo mục tiêu và kế hoạch đã được phê duyệt;
+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
+ Theo dõi nhu cầu tiêu thụ năng lượng của thiết bị và toàn bộ dây chuyền sản xuất; sự biến động của nhu cầu tiêu thụ năng lượng liên quan đến việc lắp đặt mới, cải tạo, sửa chữa thiết bị sử dụng năng lượng; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định;
+ Tổ chức thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn trong hoạt động sử dụng năng lượng.
Như vậy, tại các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, người quản lý năng lương phải đáp ứng các điều kiện nêu trên về chuyên môn. Đồng thời đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ trong việc quản lý năng lượng như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?