Cố nông là gì? Trong sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức thì thành phần gia đình xuất thân ghi như thế nào?
- Cố nông là gì? Trong sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức thì thành phần gia đình xuất thân ghi như thế nào?
- Trước khi chứng thực sơ yếu lý lịch, người thực hiện chứng thực phải kiểm tra những nội dung nào?
- Người thực hiện chứng thực có được ghi nhận xét vào sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức không?
Cố nông là gì? Trong sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức thì thành phần gia đình xuất thân ghi như thế nào?
Cố nông là tầng lớp nông dân nghèo thời xưa, họ là những người nông dân nghèo nhất, không có ruộng đất và công cụ sản xuất, phải đi làm thuê hoặc lĩnh canh.
Theo Mẫu sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNV thì tại mục 11 của sơ yếu lý lịch có yêu cầu điền thông tin về "Thành phần gia đình xuất thân".
Trên thực tế, có thể hiểu thành phần gia đình xuất thân của một người là nguồn gốc xuất thân, tầng lớp của gia đình người đó trong xã hội.
Thành phần gia đình xuất thân có thể ghi là cố nông, bần nông, phú nông, công chức, địa chủ, viên chức, tiểu thương, tiểu tư sản,…Tùy vào tầng lớp, địa vị gia đình của mỗi người.
Cố nông là gì? Trong sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức thì thành phần gia đình xuất thân ghi như thế nào? (Hình từ Internet)
TẢI VỀ Mẫu sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức mới nhất tại đây.
Trước khi chứng thực sơ yếu lý lịch, người thực hiện chứng thực phải kiểm tra những nội dung nào?
Thủ tục chứng thực sơ yếu lý lịch được quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
Thủ tục chứng thực chữ ký
1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 của Nghị định này thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:
Trường hợp không được chứng thực chữ ký
1. Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
2. Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.
3. Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.
4. Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 của Nghị định này hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, theo quy định, trước khi chứng thực sơ yếu lý lịch, người thực hiện chứng thực phải kiểm tra:
- Giấy tờ yêu cầu chứng thực xem có đầy đủ hay không,
- Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực có minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình không,
- Kiểm tra xem việc chứng thực có thuộc các trường hợp không được chứng thực không.
Khi đã kiểm tra và xác định đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
(1) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
(2) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Lưu ý: Đối với sơ yếu lý lịch có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu sơ yếu lý lịch có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Người thực hiện chứng thực có được ghi nhận xét vào sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức không?
Người thực hiện chứng thực được quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP như sau:
Chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân
1. Các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân. Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.
2. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình. Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.
Như vậy, theo quy định, người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào vào sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức, chỉ được ghi lời chứng chứng thực.
Mẫu ghi lời chứng chứng thực sơ yếu lý lịch được hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2020/TT-BTP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG thế nào?
- Truy thu thuế là gì? Thời hạn truy thu thuế đối với doanh nghiệp nộp thiếu số tiền thuế là bao lâu?
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?