Có được chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược không? Nếu không được thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Có được chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược không?
Kinh doanh đặt cược là hoạt động kinh doanh có điều kiện, không khuyến khích phát triển, chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, những hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh đặt cược được quy định tại Điều 4 Nghị định 06/2017/NĐ-CP như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh đặt cược
1. Kinh doanh đặt cược khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược, trừ các doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định này.
2. Kinh doanh đặt cược không đúng với nội dung được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức kinh doanh và tham gia đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế ngoài quy định tại Nghị định này dưới mọi hình thức và mọi loại phương tiện.
4. Cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược.
5. Kinh doanh đặt cược trong thời gian bị thu hồi hoặc tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược.
6. Kinh doanh đặt cược khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, trừ các doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định này.
7. Kinh doanh đặt cược trong thời gian bị thu hồi hoặc tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
8. Tham gia đặt cược khi không thuộc đối tượng được phép tham gia đặt cược quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.
9. Cho người không thuộc đối tượng được phép tham gia đặt cược quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này mượn, sử dụng thông tin của mình để đăng ký mở tài khoản tham gia đặt cược theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này.
10. Tham gia dàn xếp hoặc thỏa thuận làm sai lệch kết quả sự kiện đặt cược.
11. Doanh nghiệp kinh doanh đặt cược cho người chơi vay tiền để tham gia đặt cược.
12. Để các cá nhân thuộc đối tượng không được phép tham gia đặt cược theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này tham gia đặt cược với bất kỳ hình thức, lý do nào.
13. Lợi dụng hoạt động kinh doanh đặt cược để tổ chức hoạt động đặt cược trái với quy định tại Nghị định này.
14. Cung cấp thông tin về tỷ lệ cược do doanh nghiệp kinh doanh đặt cược xây dựng mà không được doanh nghiệp đồng ý hoặc ủy quyền.
15. Lợi dụng hoạt động kinh doanh đặt cược để thực hiện các hình thức rửa tiền.
16. Lợi dụng hình thức khuyến mại mang tính may rủi, giải trí để kinh doanh đặt cược trái phép với mục tiêu kiếm lợi nhuận thông qua việc thu tiền của khách hàng.
17. Gây mất trật tự công cộng tại trường đua, địa điểm bán vé đặt cược.
18. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 06/2017/NĐ-CP nêu trên thì chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược là hành vi bị cấm. Cá nhân, tổ chức kinh doanh đặt cược không được phép chuyển nhượng Giấy chứng nhận của mình cho cá nhân, tổ chức khác.
Có được chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược không? Nếu không được thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Xử lý hành vi chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược ra sao?
Tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 137/2021/NĐ-CP, khoản 4 Điều 9 Nghị định 137/2021/NĐ-CP, điểm b khoản 5 Điều 9 Nghị định 137/2021/NĐ-CP có quy định về xử lý hành vi chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược như sau:
Hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược
...
2. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược.
...
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Theo đó, hành vi chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược sẽ đối diện với mức phạt từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh đặt cược có hành vi chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận từ 06 tháng đến 01 năm và buộc nộp lại số tiền do chuyển nhượng mà có.
Việc kinh doanh đặt cược được thực hiện dựa trên các nguyên tắc nào?
Nguyên tắc kinh doanh đặt cược là một trong những nội dung mà doanh nghiệp kinh doanh đặt cược cần phải tuân thủ.
Theo đó, nguyên tắc kinh doanh đặt cược được quy định tại Điều 3 Nghị định 06/2017/NĐ-CP với những nội dung sau:
- Kinh doanh đặt cược là hoạt động kinh doanh có điều kiện, không khuyến khích phát triển, chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo tuân thủ đúng quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
- Chỉ những doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược theo quy định tại Nghị định 06/2017/NĐ-CP và doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 06/2017/NĐ-CP mới được kinh doanh đặt cược.
- Việc tổ chức kinh doanh đặt cược phải đảm bảo minh bạch, khách quan, trung thực, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia.
- Đồng tiền được sử dụng để mua vé đặt cược, trả thưởng trong kinh doanh đặt cược là Việt Nam đồng.
Lưu ý, các quy định trên chỉ áp dụng đối với trường hợp đặt cược đua chó, đua ngựa và bóng đá quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?