Chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức tín dụng trong cơ quan nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực ngân hàng phải làm những công việc gì?

Chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức tín dụng trong cơ quan nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực ngân hàng phải làm những công việc gì? Câu hỏi của bạn Trà đến từ Bến Tre.

Có bao nhiêu vị trí việc làm về quản lý tổ chức tín dụng trong cơ quan nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực ngân hàng?

Căn cứ vào Mục 8 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-NHNN quy định như sau:

Vị trí việc làm về quản lý tổ chức tín dụng
8.1. Chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức tín dụng;
8.2. Chuyên viên chính về quản lý tổ chức tín dụng;
8.3. Chuyên viên về quản lý tổ chức tín dụng.

Theo đó, vị trí việc làm về quản lý tổ chức tín dụng bao gồm:

- Chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức tín dụng;

- Chuyên viên chính về quản lý tổ chức tín dụng;

- Chuyên viên về quản lý tổ chức tín dụng.

Chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức tín dụng trong cơ quan nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực ngân hàng phải làm những công việc gì?

Chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức tín dụng trong cơ quan nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực ngân hàng phải làm những công việc gì?

Để trở thành chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức tín dụng cần phải đáp ứng yêu cầu về trình độ như thế nào?

Căn cứ vào bản mô tả công việc chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức tín dụng Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-NHNN quy định về yêu cầu trình độ của chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức tín dụng như sau:

- Trình độ đào tạo:

+ Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác.

+ Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.

- Bồi dưỡng, chứng chỉ:

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp (hoặc tương đương) hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.

- Kinh nghiệm (thành tích công tác):

+ Có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên chính thì thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).

+ Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương đã chủ trì xây dựng, tham gia thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

Cụ thể:

+ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng của người có thẩm quyền đối với trường hợp không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

+Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành, cấp tỉnh.

- Phẩm chất cá nhân

+ Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan.

+ Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt.

+ Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe.

+ Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin.

+ Khả năng đoàn kết nội bộ.

+ Chịu được áp lực trong công việc.

+ Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic.

- Các yêu cầu khác

+ Có khả năng tham mưu, xây dựng, thực hiện, kiểm tra và thẩm định các chủ trương, chính sách, nghị quyết, kế hoạch, giải pháp đối với các vấn đề thực tiễn liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

+ Có khả năng cụ thể hoá và tổ chức thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực công tác được phân công.

+ Có khả năng đề xuất những chủ trương, xây dựng quy trình nội bộ và giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

+ Hiểu và vận dụng được các kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ ngân hàng trung ương, nghiệp vụ ngân hàng thương mại, phân tích báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng, quản trị rủi ro ngân hàng, kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình quản lý, giám sát các tổ chức tín dụng.

+ Hiểu và vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu, tổ chức, triển khai nghiên cứu, xây dựng các tài liệu, đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.

+ Áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ thuật xây dựng, ban hành văn bản vào công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm.

+ Biết vận dụng các kiến thức cơ bản và nâng cao về lĩnh vực quản lý tổ chức tín dụng, kỹ năng thuyết trình, giảng dạy vào công tác hướng dẫn nghiệp vụ.

Chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức tín dụng phải làm những công việc gì?

Căn cứ vào bản mô tả công việc chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức tín dụng Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-NHNN quy định về công việc của chuyên viên cao cấp về quản lý tổ chức tín dụng như sau:

- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án:

Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án và các văn bản khác về công tác quản lý tổ chức tín dụng.

- Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản:

+ Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến quản lý tổ chức tín dụng.

+ Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý tổ chức tín dụng.

+ Chủ trì tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về công tác quản lý tổ chức tín dụng.

- Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản:

Chủ trì tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các văn bản liên quan đến công tác quản lý tổ chức tín dụng theo phân công; đề xuất chủ trương, biện pháp, giải pháp khắc phục, xử lý tồn tại, vướng mắc trong thực hiện.

- Tham gia thẩm định các văn bản: Tham gia thẩm định, góp ý các văn bản về công tác quản lý tổ chức tín dụng theo nhiệm vụ được phân công.

- Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ: Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công

- Phối hợp thực hiện: Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan về công tác quản lý tổ chức tín dụng.

- Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp: Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài đơn vị theo phân công.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công.

Thông tư 19/2022/TT-NHNN sẽ có hiệu lực từ ngày 01/03/2023.

Tổ chức tín dụng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Văn hóa kiểm soát là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định ra sao?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng có được chuyển nhượng một phần dự án bất động sản là tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu để thu hồi nợ không?
Pháp luật
Trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành có phải là hình thức tiền gửi được rút trước hạn không?
Pháp luật
Thông tin tín dụng mà tổ chức tín dụng cung cấp cho CIC bao gồm các nhóm chỉ tiêu nào? Đối tượng nào được cung cấp thông tin tín dụng?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng dùng tài khoản nào để thực hiện giao dịch, mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước?
Pháp luật
Thời hạn thanh toán khi tổ chức tín dụng mua vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước được quy định thế nào?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt dẫn đến hậu quả gì? NHNN can thiệp sớm hay kiểm soát đặc biệt khi TCTD bị rút tiền hàng loạt?
Pháp luật
Văn phòng đại diện nước ngoài tổ chức tín dụng thay đổi địa điểm đặt trụ sở thì phải nộp hồ sơ đến cơ quan nào?
Pháp luật
Kho tiền của tổ chức tín dụng được xây dựng ở đâu? Có vị trí như thế nào? Kho tiền phải được trang bị những hệ thống thiết bị nào?
Pháp luật
Hành lang bảo vệ kho tiền tổ chức tín dụng là khu vực nào? Hành lang bảo vệ kho tiền tổ chức tín dụng có cửa riêng không?
Pháp luật
Xe chở tiền của tổ chức tín dụng là gì? Yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với khoang chở tiền của xe chở tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức tín dụng
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,011 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức tín dụng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức tín dụng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào