Chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản phải đáp ứng những điều kiện gì? Hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản gồm những tài liệu gì?
Chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BTNMT quy định như sau:
Quy định về người phụ trách kỹ thuật đề án thăm dò khoáng sản
1. Người phụ trách kỹ thuật đề án thăm dò khoáng sản (sau đây được gọi là Chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản) phải đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản và các quy định cụ thể sau:
a) Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có giấy phép lao động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Có văn bằng đào tạo trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành địa chất thăm dò khoáng sản (đối với đề án thăm dò nước khoáng, nước nóng là chuyên ngành địa chất thủy văn - địa chất công trình). Các văn bằng này được các cơ sở đào tạo của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp;
c) Nắm vững kiến thức pháp luật về khoáng sản và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thăm dò khoáng sản; có khả năng tổ chức triển khai tuần tự các hạng mục công việc của đề án thăm dò khoáng sản.
d) Chủ nhiệm đề án thực hiện nhiệm vụ thi công đề án thăm dò phải đáp ứng các điều kiện về thời gian kinh nghiệm theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản và đối với đề án thăm dò khoáng sản độc hại, phải có thời gian tham gia thi công với tư cách là cán bộ kỹ thuật địa chất ít nhất 01 đề án thăm dò khoáng sản độc hại; đối với các đề án thăm dò khoáng sản khác, phải có thời gian tham gia thi công với tư cách là cán bộ kỹ thuật địa chất ít nhất 01 đề án thăm dò đối với khoáng sản cùng loại.
2. Chủ nhiệm đề án chỉ thực hiện chức trách khi có quyết định giao nhiệm vụ của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản.
3. Trong cùng một thời gian, Chủ nhiệm đề án chỉ đảm nhận chức trách tối đa 2 đề án thăm dò khoáng sản. Chủ nhiệm đề án lập báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản phải có thời gian chỉ đạo thi công không ít hơn 25% thời gian được quy định trong giấy phép thăm dò.
Như vậy theo quy định trên chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có giấy phép lao động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về lao động.
- Có văn bằng đào tạo trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành địa chất thăm dò khoáng sản (đối với đề án thăm dò nước khoáng, nước nóng là chuyên ngành địa chất thủy văn - địa chất công trình). Các văn bằng này được các cơ sở đào tạo của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
- Nắm vững kiến thức pháp luật về khoáng sản và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thăm dò khoáng sản; có khả năng tổ chức triển khai tuần tự các hạng mục công việc của đề án thăm dò khoáng sản.
- Chủ nhiệm đề án thực hiện nhiệm vụ thi công đề án thăm dò phải đáp ứng các điều kiện về thời gian kinh nghiệm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật Khoáng sản 2010 và đối với đề án thăm dò khoáng sản độc hại, phải có thời gian tham gia thi công với tư cách là cán bộ kỹ thuật địa chất ít nhất 01 đề án thăm dò khoáng sản độc hại; đối với các đề án thăm dò khoáng sản khác, phải có thời gian tham gia thi công với tư cách là cán bộ kỹ thuật địa chất ít nhất 01 đề án thăm dò đối với khoáng sản cùng loại.
Ngoài ra, Chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản còn phải đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật Khoáng sản 2010.
Chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản phải đáp ứng những điều kiện gì? Hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản gồm những tài liệu gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản gồm những tài liệu gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 17/2012/TT-BTNMT quy định tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản khi thực hiện hoạt động thăm dò khoáng sản phải có hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản gồm:
- Tài liệu về tổ chức gồm: Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; Hợp đồng thăm dò khoáng sản hoặc quyết định giao nhiệm vụ thăm dò khoáng sản của cấp có thẩm quyền (bản chính); Danh sách cán bộ, công nhân tham gia thi công đề án thăm dò khoáng sản.
- Tài liệu về cá nhân tham gia thi công đề án thăm dò khoáng sản (Bản sao có chứng thực hoặc bản chính) gồm:
+ Quyết định giao nhiệm vụ cho người phụ trách kỹ thuật làm Chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản kèm theo văn bằng chứng chỉ ngành nghề, lý lịch khoa học của Chủ nhiệm đề án.
+ Hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng.
+ Quyết định bổ nhiệm chức danh hoặc giao nhiệm vụ; Văn bằng chứng chỉ ngành nghề phù hợp với nhiệm vụ giao; Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
- Danh mục thiết bị, công cụ chuyên dùng để thi công công trình thăm dò khoáng sản phù hợp với đề án thăm dò khoáng sản.
Yêu cầu đối với thiết bị, công cụ chuyên dùng thi công công trình thăm dò khoáng sản là gì?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 17/2012/TT-BTNMT quy định yêu cầu đối với thiết bị, công cụ chuyên dùng thi công công trình thăm dò khoáng sản như sau:
- Thiết bị, công cụ chuyên dùng để thi công công trình thăm dò khoáng sản phải đảm bảo số lượng, chất lượng, tính năng kỹ thuật phù hợp với các hạng mục trong đề án thăm dò đã được thẩm định khi cấp giấy phép thăm dò khoáng sản. Thiết bị, công cụ để thi công các hạng mục của công trình thăm dò khoáng sản phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của công việc và vận hành an toàn.
- Thăm dò khoáng sản phóng xạ, đất hiếm phải có thiết bị, công cụ chuyên dụng và đội ngũ cán bộ kỹ thuật vận hành đáp ứng các yêu cầu về an toàn phóng xạ theo quy định của pháp luật về an toàn bức xạ hạt nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với đoàn viên công đoàn trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684?
- Thông tin gốc về doanh nghiệp là gì? Ngành nghề kinh doanh có được ghi nhận vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp?
- Di dời công trình xây dựng là gì? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình gồm những giấy tờ nào?
- Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở là gì? Có bao gồm thời hạn sử dụng công trình xây dựng không?