Chính sách của Việt Nam đối với tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong năm 2023 được quy định như thế nào?
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 58/2022/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam có định nghĩa về tổ chức phi chính phủ nước ngoài như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài” là tổ chức phi lợi nhuận, quỹ xã hội, quỹ tư nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài; có nguồn vốn hợp pháp từ nước ngoài; hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận và các mục đích khác; không quyên góp tài chính, vận động tài trợ, gây quỹ từ các tổ chức, cá nhân Việt Nam.
...
Như vậy, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam được hiểu là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập theo pháp luật nước đó nhưng được đặt trụ sở tại Việt Nam.
Chính sách của Việt Nam đối với tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong năm 2023 được quy định như thế nào?
Hồ sơ đăng ký hoạt động tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?
Theo Mục I Phần II Thủ tục hành chính mới ban hành và thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại việt nam thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ ngoại giao ban hành kèm theo Quyết định 3155/QĐ-BNG năm 2022 quy định về hồ sơ đăng ký hoạt động tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
Người đăng ký hoạt động tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động.
- Bản sao Điều lệ và bản sao Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
- Bản thống kê chi tiết các chương trình, dự án, phi dự án dự kiến sẽ triển khai tại Việt Nam trong 03 năm.
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận Người đại diện gồm các văn bản sau:
+ Quyết định bổ nhiệm do người đứng đầu của tổ chức ký tên, đóng dấu.
+ Bản tiểu sử của người được đề nghị chấp thuận làm Người đại diện.
+ Bản lý lịch tư pháp của người được đề nghị chấp thuận làm Người đại diện do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc nước mà người đó đã thường trú trong vòng 06 tháng gần nhất cấp.
+ Bản sao hộ chiếu còn hiệu lực nếu người được đề nghị chấp thuận làm Người đại diện là người nước ngoài. Bản sao hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân còn hiệu lực nếu người được bổ nhiệm là người Việt Nam.
Lưu ý: Các văn bản bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ nêu trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự, kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam, (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại).
Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các tổ chức phi lợi nhuận, quỹ xã hội, quỹ tư nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài, có nguồn vốn hợp pháp từ nước ngoài, hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận và các mục đích khác.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tiếp nhận hồ sơ và thông báo kết quả. Bộ Ngoại giao thực hiện thẩm định.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký hoạt động.
Lệ phí: Miễn phí.
Chính sách của Việt Nam đối với tổ chức phi chính phủ nước ngoài như thế nào?
Theo Điều 4 Nghị định 58/2022/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam quy định về chính sách của Chính phủ Việt Nam đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài như sau:
Chính sách của Chính phủ Việt Nam đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
1. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo.
2. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
3. Quản lý hiệu quả hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Như vậy, chính sách của Chính phủ Việt Nam đối với tổ chức phi chính phủ nước ngoài với chăm ngôn đầu tiên là khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam nhằm hỗ trợ vì mục đích nhân đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?