Chi tiết tài liệu báo cáo tài chính năm 2024 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm những gì?
- Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 là khi nào?
- Chi tiết tài liệu báo cáo tài chính năm 2024 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm những gì?
- Các mức phạt liên quan đến hành vi vi phạm về nộp và công khai báo cáo tài chính là gì?
Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP, tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như sau:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ.
- Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 là khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 80 Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định:
Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính
1. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính:
a) Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định.
b) Ngoài việc lập báo cáo tài chính năm, các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi báo cáo tài chính năm trong thời hạn chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định.
Trong năm 2024, thời hạn nộp báo cáo tài chính của năm 2023 là ngày 30/3/2024 đối với năm tài chính theo năm dương lịch 2023 của doanh nghiệp nhỏ và vừa từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/12/2023.
Do ngày 30, 31/3/2024 là (ngày nghỉ) nên hạn nộp báo cáo tài chính năm 2023 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo là ngày 01/4/2024 (Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 148 Bộ luật Dân sự 2015 )
Lưu ý: Đối với các hồ sơ thuế điện tử thì dù thời hạn nộp hồ sơ thuế rơi vào ngày nghỉ theo Điều 86 Thông tư 80/2021/TT-BTC thì thực hiện theo đúng quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tại Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 (Trừ trường hợp có quy định cụ thể của cơ quan thuế)
Chi tiết tài liệu báo cáo tài chính năm 2024 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Chi tiết tài liệu báo cáo tài chính năm 2024 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm những gì?
Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thì áp dụng theo Điều 71 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
(1) Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:
Báo cáo bắt buộc:
- Báo cáo tình hình tài chính tải |
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tải |
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính tải |
Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp có thể lựa chọn lập Báo cáo tình hình tài chính theo Mẫu số B01b - DNN tải thay cho Mẫu số B01a - DNN tải.
Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01 - DNN) tải.
Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tải |
(2) Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:
- Báo cáo bắt buộc:
- Báo cáo tình hình tài chính tải |
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tải |
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính tải |
- Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tải |
(3) Hệ thống báo cáo tài chính năm bắt buộc áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ bao gồm:
- Báo cáo tình hình tài chính tải |
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tải |
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính tải |
Các mức phạt liên quan đến hành vi vi phạm về nộp và công khai báo cáo tài chính là gì?
Căn cứ tại Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về các mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính như sau:
(1) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
- Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
(2) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
- Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
- Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
(3) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
- Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
(4) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm sau:
- Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
- Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?