Chi phí để xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu gồm những gì? Phương pháp xác định chi phí như thế nào?

Tôi muốn hỏi chi phí để xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu gồm những gì? - câu hỏi của chị Mai Anh (Bảo Lộc).

Chi phí để xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 13/2023/TT-BYT quy định chi phí để xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu gồm:

- Chi phí trực tiếp

- Chi phí tiền lương

- Chi phí quản lý

- Chi phí khấu hao tài sản bao gồm tài sản chỉ sử dụng cho các hoạt động dịch vụ theo yêu cầu và tài sản sử dụng chung cho cả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và hoạt động dịch vụ theo yêu cầu: theo quy định của chế độ khấu hao hiện hành.

- Dự phòng rủi ro.

- Tích lũy để tái đầu tư, phát triển kỹ thuật, lợi nhuận dự kiến (nếu có).

Chi phí trực tiếp để xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu bao gồm những gì? Phương pháp xác định chi phí trực tiếp ra sao?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 13/2023/TT-BYT quy định chi phí trực tiếp để xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu bao gồm:

- Thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế trực tiếp (bao gồm cả chi phí bảo quản, hao hụt theo quy định);

- Tiền điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn;

- Duy tu, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ, thiết bị trực tiếp sử dụng để thực hiện dịch vụ;

- Các chi phí trực tiếp khác theo quy định.

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 13/2023/TT-BYT quy định phương pháp xác định chi phí trực tiếp như sau:

- Chi phí của từng khoản mục nêu tại điểm a khoản này được xác định trên cơ sở định mức hao phí do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng, ban hành và tham khảo định mức của cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc công bố (nếu có).

- Đơn giá các loại thuốc, vật tư, hóa chất và các chi phí trực tiếp (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng) là giá cung ứng đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được xác định theo giá công bố (nếu có) hoặc giá ghi trên hóa đơn theo quy định của pháp luật tại thời điểm lập phương án giá + (cộng) với chi phí lưu thông hợp lý đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc giá trúng thầu theo quy định.

Chi phí để xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu gồm những gì? Phương pháp xác định chi phí như thế nào?

Chi phí để xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu gồm những gì? Phương pháp xác định chi phí như thế nào?

Chi phí tiền lương để xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu bao gồm những gì? Phương pháp xác định chi phí tiền lương ra sao?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 13/2023/TT-BYT quy định chi phí tiền lương để xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu bao gồm:

- Tiền lương; các loại phụ cấp; các khoản đóng góp theo chế độ quy định (bao gồm cả khoản đóng góp do đơn vị chi trả) của viên chức và người lao động;

- Tiền công và các khoản chi liên quan đến nhân lực thực hiện dịch vụ theo quy định;

- Chi phí nhân công thuê ngoài, chi phí mời chuyên gia trong và ngoài nước theo hợp đồng thỏa thuận với chuyên gia.

Đồng thời căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 13/2023/TT-BYT quy định phương pháp xác định chi phí tiền lương để xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu bao gồm:

- Đối với các dịch vụ đã có quy định về số lượng người, thời gian để thực hiện dịch vụ: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào quy định và tình hình thực tế của đơn vị để quyết định định mức hao phí lao động theo ngày công;

- Đối với các dịch vụ chưa có quy định về số lượng người và thời gian thực hiện: đơn vị căn cứ vào thực tế để xây dựng và ban hành định mức hao phí lao động theo ngày công;

- Đơn giá ngày công được tính bằng chi phí tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ (bao gồm cả khoản đóng góp do đơn vị chi trả) theo bảng lương, hợp đồng lao động của đơn vị.

Chi phí quản lý để xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu bao gồm những gì? Phương pháp xác định chi phí quản lý ra sao?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư 13/2023/TT-BYT quy định chi phí quản lý để xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu bao gồm:

- Chi phí về điện, nước, nhiên liệu; cước dịch vụ viễn thông, bưu chính; thuê công nghệ thông tin hoặc thuê dịch vụ, phần mềm quản lý; bảo đảm an ninh, an toàn người bệnh; vệ sinh, môi trường, xử lý chất thải; các chi phí thuê, mua ngoài khác;

- Chi phí duy tu, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn tài sản, mua sắm trang thiết bị, công cụ dụng cụ, vật tư, phương tiện, văn phòng phẩm phục vụ cho bộ phận quản lý, gián tiếp và hoạt động chung của đơn vị;

- Chị thuê phiên dịch, biên dịch; chi mua, in ấn, phô tô tài liệu, ấn phẩm dùng cho chuyên môn;

- Chi phí đồng phục, trang phục, bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động, dự phòng lây nhiễm HIV, tiêm chủng cho công chức, viên chức, người lao động;

- Chi phí cho công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh, thương hiệu theo quy định;

- Các khoản phí, lệ phí; thuế sử dụng đất/chi phí thuê đất dùng cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ (nếu có); bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm tài sản; chi phí phòng cháy, chữa cháy; chi phí quản lý chất lượng; chi phí liên quan đến bảo quản, hao hụt, hủy thuốc, vật tư; chi phí về thanh lý, xử lý tài sản theo quy định;

- Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học; nhận chuyển giao các kỹ thuật, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn;

- Lãi tiền vay (nếu có);

- Các khoản chi phí khác.

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư 13/2023/TT-BYT quy định phương pháp xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu như sau:

- Các chi phí về vật tư, hóa chất và các chi phí khác của bộ phận quản lý, điều hành được xác định như chi phí trực tiếp quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 13/2023/TT-BYT

- Các đơn vị xây dựng phương án phân bổ chi phí quản lý, điều hành cho từng dịch vụ cho phù hợp với thực tế của đơn vị.

Thông tư 13/2023/TT-BYT sẽ có hiệu lực từ ngày 15/8/2023

Khám chữa bệnh TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhiệm vụ của các vị trí trực khám chữa bệnh trong bệnh viện theo Thông tư 32/2023/TT-BYT là gì?
Pháp luật
Bác sĩ có phải bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai biến trong chữa bệnh dù làm đúng quy định chuyên môn kỹ thuật không?
Pháp luật
Không ưu tiên khám chữa bệnh đối với người từ đủ 90 tuổi trở lên bị phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Bác sĩ có thể thực hiện khám chữa bệnh online đối với bệnh nhân rối loạn tâm thần được hay không?
Pháp luật
Bác sĩ là người nước ngoài có được sử dụng tiếng Anh để khám chữa bệnh cho bệnh nhân hay không?
Pháp luật
Bác sĩ lợi dụng hoạt động khám chữa bệnh lạm dụng tình dục bệnh nhân bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người bệnh được quyền từ chối khám chữa bệnh trong mọi trường hợp đúng không? Người bệnh có cần phải tôn trọng người hành nghề khám chữa bệnh không?
Pháp luật
Bác sĩ đang nuôi con 8 tháng tuổi có phải tham gia khám chữa bệnh khi có dịch bệnh truyền nhiễm không?
Pháp luật
Có thể thực hiện phẫu thuật, can thiệp có xâm nhập cơ thể khi không có sự đồng ý của người bệnh không?
Pháp luật
Người đã tham gia chữa bệnh bằng y học cổ truyền 40 năm có được cấp Giấy chứng nhận lương y không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám chữa bệnh
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
3,844 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào