Chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại số 258 Phạm Văn Đồng, Hà Nội theo Công văn 4277 thế nào?
Chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại số 258 Phạm Văn Đồng, Hà Nội theo Công văn 4277 thế nào?
Ngày 19/12/2024, UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn 4277/UBND-NC về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại số 258 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Cụ thể:
Hồi 23h03’ ngày 18/12/2024, xảy ra vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng (về cả người và tài sản) tại địa chỉ số 258, Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Để khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy nêu trên, UBND Thành phố chỉ đạo như sau:
(1) Giao Giám đốc Công an Thành phố chủ trì, phối hợp với Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm và các đơn vị liên quan tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và xử lý theo quy định của pháp luật.
(2) UBND Thành phố giao:
- Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Chủ tịch UBND quận Bắc Từ liêm và các đơn vị có liên quan, tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ vật chất, tinh thần gia đình người bị nạn theo quy định;
- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thăm hỏi, động viên đối với gia đình các nạn nhân là học sinh đang theo học tại các Trường của Thành phố đảm bảo kịp thời, theo quy định (nếu có).
(3) Giám đốc các Sở, ngành, đơn vị: Công an Thành phố, Y tế, UBND quận Bắc Từ Liêm theo chức năng nhiệm vụ được giao, đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu vực xảy ra vụ cháy; báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo những nội dung vượt thẩm quyền.
(4) UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện nghiêm các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương đặc biệt là Chỉ thị 01/CT-TTg năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị 25-CT/TU năm 2023 của Ban Thường vụ Thành ủy; Nghị quyết 26/NQ-HĐND năm 2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố; Công điện 04/CĐ-UBND năm 2024 của Chủ tịch UBND Thành phố.
Tập trung tham mưu triển khai có hiệu quả: Quyết định 4702/QĐ-UBND năm 2024, Kế hoạch 369/KH-UBND năm 2024 của UBND Thành phố thực hiện Đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn PCCC và CNCH trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết 33/2024/NQ-HĐND về quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với một số các công trình vi phạm về PCCC.
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh tự trang bị, lắp đặt hệ thống cảnh báo cháy sớm để phòng ngừa sự cố, giảm nguy cơ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
TẢI Công văn 4277/UBND-NC về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại số 258 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại số 258 Phạm Văn Đồng, Hà Nội theo Công văn 4277 thế nào? (Hình từ Internet)
Hành vi bị nghiêm cấm trong phòng cháy chữa cháy hiện nay gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng cháy chữa cháy gồm:
- Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
- Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
- Lợi dụng phòng cháy và chữa cháy để xâm hại tính mạng, sức khỏe con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.
- Báo cháy giả.
- Không báo cháy khi có điều kiện báo cháy; trì hoãn việc báo cháy.
- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ.
- Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.
- Thi công công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Chiếm đoạt, hủy hoại, làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn; cản trở lối thoát nạn.
- Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy hiện nay ra sao?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy như sau:
(1) Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(2) Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.
(3) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình.
- Chủ hộ gia đình có trách nhiệm:
+ Đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ;
+ Phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ gây cháy, nổ.
- Cá nhân có trách nhiệm:
+ Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;
+ Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy và chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng;
+ Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy;
+ Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
+ Thực hiện quy định khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001.
(4) Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cuộc họp của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn phải có bao nhiêu thành viên tham dự?
- Mẫu Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty? Chủ tịch Hội đồng quản trị do ai bầu?
- Tháng 12 âm lịch năm 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024 có ngày 30 không? Lịch âm tháng 12 2024 chi tiết?
- Quyền bề mặt có phải là quyền khác đối với tài sản? Thời hạn của quyền bề mặt có được xác định theo di chúc?
- Viết bài cảm nhận về chủ đề Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng? Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày mấy?