Quyền bề mặt có phải là quyền khác đối với tài sản? Thời hạn của quyền bề mặt có được xác định theo di chúc?
Quyền bề mặt có phải là quyền khác đối với tài sản?
Quyền bề mặt được quy định tại Điều 267 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Quyền bề mặt
Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác.
Quyền khác đối với tài sản được quy định tại Điều 159 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Quyền khác đối với tài sản
1. Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
2. Quyền khác đối với tài sản bao gồm:
a) Quyền đối với bất động sản liền kề;
b) Quyền hưởng dụng;
c) Quyền bề mặt.
Như vậy, đối chiếu theo quy định nêu trên thì quyền bề mặt là một trong những quyền khác đối với tài sản.
Theo đó, quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác.
Quyền bề mặt có phải là quyền khác đối với tài sản? Thời hạn của quyền bề mặt có được xác định theo di chúc? (hình từ internet)
Thời hạn của quyền bề mặt có được xác định theo di chúc?
Thời hạn của quyền bề mặt được quy định tại Điều 270 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Thời hạn của quyền bề mặt
1. Thời hạn của quyền bề mặt được xác định theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc di chúc nhưng không vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất.
2. Trường hợp thỏa thuận hoặc di chúc không xác định thời hạn của quyền bề mặt thì mỗi bên có quyền chấm dứt quyền này bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất là 06 tháng.
Như vậy, thời hạn của quyền bề mặt có được xác định theo di chúc nhưng không vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất.
Trường hợp di chúc không xác định thời hạn của quyền bề mặt thì mỗi bên có quyền chấm dứt quyền này bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất là 06 tháng.
Lưu ý: Theo Điều 271 Bộ luật Dân sự 2015 thì chủ thể quyền bề mặt có quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng công trình, trồng cây, canh tác nhưng không được trái với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch, tài nguyên, khoáng sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chủ thể quyền bề mặt có quyền sở hữu đối với tài sản được tạo lập theo quy định tại khoản 1 Điều 271 Bộ luật Dân sự 2015.
Trường hợp quyền bề mặt được chuyển giao một phần hoặc toàn bộ thì chủ thể nhận chuyển giao được kế thừa quyền bề mặt theo điều kiện và trong phạm vi tương ứng với phần quyền bề mặt được chuyển giao.
Quyền bề mặt chấm dứt trong trường hợp nào?
Các trường hợp chấm dứt quyền bề mặt được quy định tại Điều 272 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Chấm dứt quyền bề mặt
Quyền bề mặt chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Thời hạn hưởng quyền bề mặt đã hết.
2. Chủ thể có quyền bề mặt và chủ thể có quyền sử dụng đất là một.
3. Chủ thể có quyền bề mặt từ bỏ quyền của mình.
4. Quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi theo quy định của Luật đất đai.
5. Theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật.
Như vậy, quyền bề mặt chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- Thời hạn hưởng quyền bề mặt đã hết.
- Chủ thể có quyền bề mặt và chủ thể có quyền sử dụng đất là một.
- Chủ thể có quyền bề mặt từ bỏ quyền của mình.
- Quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi theo quy định của Luật đất đai.
- Theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy đị;nh của luật.
Lưu ý: Khi quyền bề mặt chấm dứt thì xử lý tài sản như sau
- Khi quyền bề mặt chấm dứt, chủ thể quyền bề mặt phải trả lại mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền sử dụng đất theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
- Chủ thể quyền bề mặt phải xử lý tài sản thuộc sở hữu của mình trước khi quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp chủ thể quyền bề mặt không xử lý tài sản trước khi quyền bề mặt chấm dứt thì quyền sở hữu tài sản đó thuộc về chủ thể có quyền sử dụng đất kể từ thời điểm quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản đó.
Trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản mà phải xử lý tài sản thì chủ thể có quyền bề mặt phải thanh toán chi phí xử lý tài sản.
(Theo Điều 273 Bộ luật Dân sự 2015)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề nghị Bộ Công an chủ động hướng dẫn công an cấp tỉnh triển khai Đề án sắp xếp công an cấp huyện?
- Danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc tại Bộ Y tế được công nhận, thay đổi, hủy bỏ công nhận và đăng tải thế nào theo Thông tư 03/2025?
- Mẫu báo cáo đăng ký sát hạch lái xe mới nhất? Báo cáo đăng ký sát hạch đối với đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A, B1?
- Mẫu thuyết minh về hoa mai ngày Tết hay, ý nghĩa? Tham khảo mẫu thuyết minh về hoa mai ngày Tết?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng mới nhất? Tải mẫu? Thời hạn xét cấp giấy phép là bao lâu?