Chế độ, chính sách tiền lương của CBCCVC sau sáp nhập tỉnh, xã 2025 dự kiến được bảo lưu trong thời gian bao lâu?

Chế độ, chính sách tiền lương của CBCCVC sau sáp nhập tỉnh, xã 2025 dự kiến được bảo lưu trong thời gian bao lâu?

Chế độ, chính sách tiền lương của CBCCVC sau sáp nhập tỉnh, xã 2025 dự kiến được bảo lưu trong thời gian bao lâu?

Xem thêm: Danh sách các tỉnh sáp nhập 2025

>> 2 bản đồ sáp nhập tỉnh xã 2025

Bộ Nội vụ đã có Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025 về dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (sau đây gọi là dự thảo Nghị quyết), trong đó nêu rõ việc dự kiến bảo lưu chế độ, chính sách tiền lương của CBCCVC sau sáp nhập tỉnh, xã 2025.

>> Tải về Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025

>> Tải về dự thảo Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính

Tại khoản 4 Điều 13 dự thảo Nghị quyết nêu rõ chế độ, chính sách tiền lương của CBCCVC sau sáp nhập tỉnh, xã 2025 dự kiến được bảo lưu như sau:

Số lượng lãnh đạo, quản lý và số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính, bảo đảm tỉnh giản gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với thực tiễn của địa phương.
2. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức có mặt tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh trước sắp xếp. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số cán bộ, công chức có mặt tại các đơn vị hành chính cấp xã trước sắp xếp và số lượng cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện được bố trí xuống làm việc tại đơn vị hành chính cấp xã mới.
3. Số lượng lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, tổ chức ở ĐVHC cấp tỉnh mới sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số lãnh đạo, quản lý có mặt của các cơ quan, tổ chức ở ĐVHC cấp tỉnh trước sắp xếp. Số lượng lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, tổ chức ở ĐVHC cấp xã mới thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Chậm nhất sau 5 năm kể từ ngày Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có hiệu lực thi hành, số lượng lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, tổ chức ở đơn vị hành chính sau sắp xếp cơ bản theo quy định.
4. Bảo lưu chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) hiện hưởng của cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được bố trí làm việc tại ĐVHC cấp tỉnh, cấp xã mới trong thời gian 06 tháng. Sau thời hạn bảo lưu, thực hiện chế độ, chính sách và phụ cấp chức vụ theo quy định của pháp luật.
5. Căn cứ quy định của Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kịp thời
thực hiện các chế độ, chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính bảo đảm đúng đối tượng và quyền, lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu tác động do sắp xếp đơn vị hành chính.

Như vậy, dự kiến chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) hiện hưởng của CBCCVC sau sáp nhập tỉnh, xã 2025 được bảo lưu trong 6 tháng.

Chế độ, chính sách tiền lương của CBCCVC sau sáp nhập tỉnh, xã 2025 dự kiến được bảo lưu trong thời gian bao lâu?

Chế độ, chính sách tiền lương của CBCCVC sau sáp nhập tỉnh, xã 2025 dự kiến được bảo lưu trong thời gian bao lâu? (Hình từ Internet)

Kiện toàn bộ máy sau sáp nhập tỉnh, xã dự kiến ra sao?

Kiện toàn bộ máy sau sáp nhập được đề xuất tại Điều 12 dự thảo Nghị quyết, cụ thể như sau:

- Việc sắp xếp, kiện toàn các cơ quan, tổ chức của chính quyền địa phương khi sắp xếp đơn vị hành chính phải bảo đảm nguyên tắc thống nhất và gắn với việc sắp xếp tổ chức Đảng và tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

- Tổ chức chính quyền địa phương sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cùng cấp được thực hiện như sau:

+ Đại biểu Hội đồng nhân dân của các đơn vị hành chính cũ được hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.

+ Trường hợp sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã với phường không tổ chức Hội đồng nhân dân theo quy định tại nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị thì phường mới sau sắp xếp tiếp tục không tổ chức Hội đồng nhân dân theo quy định tại nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị.

Việc tổ chức Hội đồng nhân dân phường nhiệm kỳ 2026-2031 thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025.

+ Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính cấp tỉnh mới quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 dự thảo Nghị quyết do 01 triệu tập viên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định, để triệu tập và chủ tọa cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới.

Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính cấp tỉnh mới quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 dự thảo Nghị quyết bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 và hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới được bầu ra.

+ Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chỉ định Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, phường sau sắp xếp.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các uỷ viên Ủy ban nhân dân xã, phường sau sắp xếp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 cho đến khi Ủy ban nhân dân khóa mới được bầu ra.

- Khóa của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mới sau sắp xếp được xác định như sau:

+ Trường hợp đơn vị hành chính mới sau sắp xếp giữ nguyên tên gọi của một trong các đơn vị hành chính trước sắp xếp thì khóa của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính sau sắp xếp tiếp tục tính theo khóa của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính được giữ nguyên tên gọi.

+ Trường hợp đơn vị hành chính mới sau sắp xếp khác tên gọi của các đơn vị hành chính trước sắp xếp thì khóa của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính sau sắp xếp được tính lại từ đầu (khóa I) kể từ thời điểm thành lập.

- Việc tổ chức các cơ quan thuộc Hội đồng nhân dân, các cơ quan chuyên môn và tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ở đơn vị hành chính sau sắp xếp được thực hiện như sau:

+ Nhập nguyên trạng các Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có cùng chức năng, nhiệm vụ với nhau. Trường hợp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh có tổ chức Ban Dân tộc thuộc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh với đơn vị hành chính cấp tỉnh không tổ chức Ban Dân tộc thuộc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì khi hình thành đơn vị hành chính cấp tỉnh mới vẫn tổ chức Ban Dân tộc thuộc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho đến khi hết nhiệm kỳ.

Việc tổ chức Ban Dân tộc thuộc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiệm kỳ tiếp theo thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban Dân tộc thuộc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

+ Nhập nguyên trạng các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có cùng chức năng, nhiệm vụ; đối với các cơ quan chuyên môn và tổ chức hành chính khác không cùng chức năng, nhiệm vụ thì việc thành lập, tổ chức lại, giải thể theo quy định của Chính phủ.

- Việc tổ chức các cơ quan của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã, phường sau sắp xếp thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

- Việc tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công trên địa bàn đơn vị hành chính sau sắp xếp thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

- Kể từ ngày nghị quyết của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh có hiệu lực thi hành, các cơ quan, tổ chức ở đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sắp xếp phải hoàn thành xong việc sắp xếp và kiện toàn tổ chức bộ máy.

Kể từ ngày nghị Nghị quyết Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối cấp xã có hiệu lực thi hành, các cơ quan, tổ chức ở xã, phường mới sau sắp xếp phải hoàn thành xong việc sắp xếp và kiện toàn tổ chức bộ máy.

Hiện nay, cán bộ công chức cấp huyện, tỉnh được điều động, luân chuyển về làm cán bộ công chức cấp xã thì hưởng lương thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 38 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Điều khoản chuyển tiếp
...
3. Trường hợp cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị từ cấp huyện trở lên được điều động, luân chuyển, biệt phái về làm cán bộ, công chức cấp xã thì tiếp tục được thực hiện việc xếp lương, nâng bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trường hợp cán bộ công chức làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị từ cấp huyện trở lên được điều động, luân chuyển, biệt phái về làm cán bộ, công chức cấp xã thì tiếp tục được thực hiện việc xếp lương, nâng bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Sáp nhập tỉnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
2 bản đồ sáp nhập tỉnh xã 2025 theo dự thảo Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính của UBTVQH về nội dung gì?
Pháp luật
Danh sách các tỉnh sáp nhập 2025 tại Tờ trình 624? Danh sách 52 tỉnh thành sáp nhập dự kiến gồm những địa phương nào?
Pháp luật
Sáp nhập 63 tỉnh thành còn 34 tỉnh thành (dự kiến)? Danh sách các tỉnh thành sáp nhập 2025?
Pháp luật
Danh sách các tỉnh mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025 có diện tích và quy mô dân số như thế nào?
Pháp luật
Giấy tờ cấp trước sáp nhập các tỉnh thành 2025 có phải đổi không? Lộ trình sáp nhập tỉnh thành 2025?
Pháp luật
Sau sáp nhập tỉnh, xã 2025: Cán bộ công chức viên chức dự kiến được sắp xếp, bố trí thế nào?
Pháp luật
Danh sách các tỉnh mới sau sáp nhập 52 tỉnh thành 2025 phải đáp ứng tiêu chuẩn gì theo dự thảo Nghị quyết sắp xếp ĐVHC?
Pháp luật
Tổng hợp ý kiến Nhân dân về sáp nhập tỉnh, xã 2025 theo Dự thảo Nghị quyết sắp xếp ĐVHC thực hiện trong thời gian nào?
Pháp luật
23/34 tỉnh thành sau sáp nhập năm 2025 được xác định từ 52 tỉnh thành nào? Tiêu chuẩn 23 tỉnh sau sáp nhập ra sao?
Pháp luật
Chế độ, chính sách tiền lương của CBCCVC sau sáp nhập tỉnh, xã 2025 dự kiến được bảo lưu trong thời gian bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập tỉnh
113 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sáp nhập tỉnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sáp nhập tỉnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào