Chậm nhất thời gian nào phòng giao dịch bưu điện không đáp ứng yêu cầu về nhân sự thì không được thực hiện hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm?
- Chậm nhất thời gian nào phòng giao dịch bưu điện không đáp ứng yêu cầu về nhân sự thì không được thực hiện hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm?
- Phòng giao dịch bưu điện được thực hiện được thực hiện các nghiệp vụ gì?
- Phòng giao dịch bưu điện trực thuộc LPBank chấm dứt hoạt động trong các trường hợp nào?
Chậm nhất thời gian nào phòng giao dịch bưu điện không đáp ứng yêu cầu về nhân sự thì không được thực hiện hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 11/2023/TT-NHNN sửa đổi tên điều và sửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 1, điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 43/2015/TT-NHNN, quy định về yêu cầu hoạt động phòng giao dịch bưu điện như sau:
Yêu cầu hoạt động phòng giao dịch bưu điện
1. Nhân sự tại phòng giao dịch bưu điện phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Có tối thiểu 03 người, trong đó có 01 người là kiểm soát viên hoặc chức danh tương đương làm nhiệm vụ kiểm soát, phê duyệt các giao dịch hàng ngày và là nhân sự của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt. Chậm nhất ngày 01/3/2024 mà không đáp ứng điều kiện này, phòng giao dịch bưu điện không được thực hiện hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm. Việc xử lý các khoản tiền gửi tiết kiệm đã nhận trước đó được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này
b) Đã tham gia khóa học đào tạo nghiệp vụ liên quan do Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt tổ chức (trừ trường hợp cán bộ tốt nghiệp từ trung cấp trở lên trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng);
c) Đối với nhân sự giữ chức danh kiểm soát viên (hoặc chức danh tương đương), phải tốt nghiệp từ trung cấp trở lên trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì chậm nhất ngày 01/3/2024 phòng giao dịch bưu điện không đáp ứng điều kiện có tối thiểu 03 người, trong đó có 01 người là kiểm soát viên hoặc chức danh tương đương làm nhiệm vụ kiểm soát, phê duyệt các giao dịch hàng ngày và là nhân sự của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt sẽ không được thực hiện hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm.
Chậm nhất thời gian nào phòng giao dịch bưu điện không đáp ứng yêu cầu về nhân sự thì không được thực hiện hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm? (Hình từ internet)
Phòng giao dịch bưu điện được thực hiện được thực hiện các nghiệp vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 43/2015/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 11/2023/TT-NHNN quy định về tổ chức và nội dung hoạt động của phòng giao dịch bưu điện như sau:
Tổ chức và nội dung hoạt động của phòng giao dịch bưu điện
1. Nhân sự tại các phòng giao dịch bưu điện gồm nhân sự của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt và nhân sự của các Bưu cục hoặc Điểm bưu điện văn hóa xã thực hiện các nghiệp vụ của phòng giao dịch bưu điện theo thỏa thuận được ký kết giữa Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Phòng giao dịch bưu điện được thực hiện các nghiệp vụ gồm:
a) Nhận tiền gửi tiết kiệm;
b) Mở tài khoản thanh toán cho cá nhân;
c) Cung ứng séc trắng; rút tiền mặt từ tài khoản thanh toán; thực hiện dịch vụ chi hộ trong nước trong phạm vi số dư tài khoản đối với khách hàng cá nhân có mở tài khoản tại phòng giao dịch bưu điện;
d) Thực hiện dịch vụ thu hộ trong nước;
đ) Dịch vụ chuyển tiền mặt; chi, trả ngoại tệ;
e) Đại lý kinh doanh bảo hiểm theo Giấy phép thành lập và hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt và quy định của pháp luật hiện hành.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt được thực hiện các nghiệp vụ sau:
- Nhận tiền gửi tiết kiệm;
- Mở tài khoản thanh toán cho cá nhân;
- Cung ứng séc trắng; rút tiền mặt từ tài khoản thanh toán; thực hiện dịch vụ chi hộ trong nước trong phạm vi số dư tài khoản đối với khách hàng cá nhân có mở tài khoản tại phòng giao dịch bưu điện;
- Thực hiện dịch vụ thu hộ trong nước;
- Dịch vụ chuyển tiền mặt; chi, trả ngoại tệ;
- Đại lý kinh doanh bảo hiểm theo Giấy phép thành lập và hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt và quy định của pháp luật hiện hành.
Phòng giao dịch bưu điện trực thuộc LPBank chấm dứt hoạt động trong các trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 43/2015/TT-NHNN, quy định về chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện như sau:
Chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện
1. Phòng giao dịch bưu điện chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
a) Đương nhiên chấm dứt hoạt động;
b) Tự nguyện chấm dứt hoạt động;
c) Bắt buộc chấm dứt hoạt động.
2. Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt chịu trách nhiệm:
a) Giải quyết tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của phòng giao dịch bưu điện chấm dứt hoạt động;
b) Lưu trữ chứng từ, tài liệu liên quan việc chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện;
c) Thực hiện các thủ tục pháp lý chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì phòng giao dịch bưu điện trực thuộc LPBank chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
- Đương nhiên chấm dứt hoạt động;
- Tự nguyện chấm dứt hoạt động;
- Bắt buộc chấm dứt hoạt động.
Thông tư 11/2023/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?