Cấp độ rủi ro thiên tai đối với bão được xác định như thế nào? Trách nhiệm trong ứng phó với rủi ro thiên tai được quy định như thế nào?

Tôi có câu hỏi cấp độ rủi ro thiên tai đối với bão được xác định như thế nào? Trách nhiệm trong ứng phó với rủi ro thiên tai được quy định như thế nào? Chị T ở H.N.

Có mấy cấp độ rủi ro thiên tai?

Các cấp độ rủi ro thiên tai được thể hiện tại Điều 6 Nghị định 66/2021/NĐ-CP với nội dung sau:

Cấp độ rủi ro thiên tai
Rủi ro thiên tai được phân thành 05 cấp tăng dần về mức độ rủi ro, bao gồm: Cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5 (tình trạng khẩn cấp về thiên tai). Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai.

Theo đó, có 5 cấp độ rủi ro thiên tai được sắp xếp tăng dần theo quy định pháp luật.

Rủi ro thiên tai

Xác định cấp độ rủi ro thiên tai? (Hình ảnh từ Internet)

Cấp độ rủi ro thiên tai đối với bão được xác định như thế nào?

Hiện hành, việc sắp xếp cấp độ rủi ro thiên tai đối với bão được quy định tại Điều 42 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg như sau:

- Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:

+ Dự báo bão cấp 8, cấp 9 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa); vùng biển ven bờ; đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ;

+ Dự báo bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa); vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên;

+ Dự báo bão rất mạnh cấp 12, cấp 13 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa).

- Rủi ro thiên tai cấp độ 4 gồm các trường hợp sau:

+ Dự báo bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên đất liền khu vực Nam Bộ;

+ Dự báo bão rất mạnh cấp 12, cấp 13 hoạt động trên vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên;

+ Dự báo bão rất mạnh từ cấp 14, cấp 15 hoạt động trên vùng biển ven bờ; đất liền khu vực Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ;

+ Dự báo bão từ cấp 14 trở lên hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa).

- Rủi ro thiên tai cấp độ 5 gồm các trường hợp sau:

+ Dự báo bão rất mạnh cấp 12, cấp 13 hoạt động trên đất liền khu vực Nam Bộ;

+ Dự báo bão rất mạnh cấp 14, cấp 15 hoạt động trên đất liền các khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ;

+ Dự báo siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên vùng biển ven bờ; đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.

Trách nhiệm trong ứng phó với rủi ro thiên tai được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 27 Luật phòng, chống thiên tai 2013 sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 thì căn cứ vào cấp độ rủi ro thiên tai mà trách nhiệm ứng phó của các cơ quan như sau:

- Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm theo dõi tình hình thiên tai; chỉ đạo bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương thực hiện biện pháp ứng phó thiên tai và điều phối hoạt động ứng phó thiên tai liên ngành với phạm vi cấp vùng từ hai tỉnh trở lên; hỗ trợ địa phương trong trường hợp vượt quá khả năng; báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thiên tai và hoạt động ứng phó thiên tai.

- Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn; huy động và điều phối lực lượng, phương tiện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương tham gia thực hiện tìm kiếm cứu nạn trong ứng phó thiên tai theo quy định của pháp luật về tìm kiếm cứu nạn.

- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào dự báo, cảnh báo, cấp độ rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai, chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm sau đây:

+ Quyết định lựa chọn phương án và biện pháp ứng phó thiên tai;

+ Tổ chức thực hiện biện pháp ứng phó thiên tai bảo đảm an toàn công trình và hoạt động trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó phải báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn để phối hợp chỉ đạo ứng phó thiên tai;

+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân và Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh tham gia ứng phó thiên tai trên địa bàn.

- Căn cứ vào dự báo, cảnh báo, cấp độ rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai, sự chỉ đạo, chỉ huy của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm sau đây:

+ Quyết định lựa chọn phương án, biện pháp và tổ chức thực hiện ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai và điều kiện thực tế của địa bàn;

+ Chỉ đạo cơ quan chức năng tổng hợp và báo cáo kịp thời tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, số liệu thiệt hại;

+ Trường hợp vượt quá khả năng, phải báo cáo Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai cấp trên.

- Lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm ứng phó thiên tai theo sự điều động của cơ quan có thẩm quyền.

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp ứng phó thiên tai và tham gia ứng phó thiên tai theo sự điều động của cơ quan có thẩm quyền.

- Căn cứ vào các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể, các lực lượng tham gia ứng phó thiên tai trên cùng địa bàn phải phối hợp chặt chẽ theo sự chỉ đạo, chỉ huy của người có thẩm quyền để thực hiện biện pháp ứng phó thiên tai.

Ứng phó thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hộ gia đình sản xuất rau màu bị thiệt hại do thiên tai được Nhà nước hỗ trợ theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Bão đổ bộ là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm chỉ đạo Đài phát thanh và truyền hình tỉnh thực hiện các quy định truyền tin về thiên tai?
Pháp luật
Cấp độ rủi ro thiên tai đối với bão được xác định như thế nào? Trách nhiệm trong ứng phó với rủi ro thiên tai được quy định như thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu các tỉnh, thành chủ động ứng phó với bão, cấm biển đối với tàu cá để bảo đảm an toàn hoạt động trên biển, đảo phải không?
Pháp luật
Yêu cầu ứng phó với bão số 1 thế nào? Theo dõi chặt chẽ, tăng cường bản tin dự báo, cảnh báo kịp thời về diễn biến bão, mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất phải không?
Pháp luật
Đóng cửa sân bay Nội Bài do Bão số 1 TALIM? Thời gian đóng cửa tạm thời là khi nào đến khi nào?
Pháp luật
Tập trung ứng phó với bão số 1 năm 2023, tuyệt đối không chủ quan với bão theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ?
Pháp luật
Ứng phó với bão số 1, dừng hoạt động ra khơi từ 12h trưa 17/7/2023, sẽ cấm biển từ 21h cùng ngày?
Pháp luật
Căn cứ để xác định nội dung phương án ứng phó thiên tai là gì? Ai có thẩm quyền phê duyệt phương án ứng phó thiên tai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ứng phó thiên tai
740 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ứng phó thiên tai
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào