Cán bộ, công chức, người lao động có thể đưa ra nhận xét về đạo đức, năng lực của người đứng đầu cơ quan không?
- CC, CB, VC, NLĐ có quyền kiểm tra, giám sát những nội dung gì để đảm bảo thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị?
- Hình thức để CC, CB, VC, NLĐ thực hiện kiểm tra, giám sát việc trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị là gì?
- CC, CB, VC, NLĐ có thể đưa ra nhận xét về đạo đức, năng lực của người đứng đầu trong quá trình giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ quan?
CC, CB, VC, NLĐ có quyền kiểm tra, giám sát những nội dung gì để đảm bảo thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị?
Căn cứ Điều 56 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:
Nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát
1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra việc thực hiện các nội dung mà tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã bàn và quyết định quy định tại Điều 49 của Luật này.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động giám sát việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc thực hiện chính sách, pháp luật của người đứng đầu, ban lãnh đạo, người có thẩm quyền của cơ quan, đơn vị, hành vi hành chính của người thực thi công vụ, nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị.
Theo đó, Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra việc thực hiện các nội dung mà tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã bàn và quyết định, cụ thể bao gồm:
- Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.
- Việc thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị ngoài các khoản đã được pháp luật quy định.
- Nội dung nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Các công việc tự quản khác trong nội bộ cơ quan, đơn vị không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
Cán bộ, công chức, người lao động có thể đưa ra nhận xét về đạo đức, năng lực của người đứng đầu cơ quan không? (Hình từ Internet)
Hình thức để CC, CB, VC, NLĐ thực hiện kiểm tra, giám sát việc trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị là gì?
Căn cứ Điều 57 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định hình thức để CC, CB, VC, NLĐ thực hiện kiểm tra, giám sát việc trong thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua:
+ Hoạt động học tập, công tác, sinh hoạt của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở cơ quan, đơn vị;
+ Quan sát, tìm hiểu, giao tiếp với người có chức vụ, quyền hạn, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác trong cơ quan, đơn vị;
+ Tiếp cận các thông tin được công khai; các thông tin, báo cáo của cơ quan, đơn vị hoặc người được giao quản lý, thực hiện các nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã bàn và quyết định;
+ Tham dự hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.
Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát các nội dung mà tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã bàn và quyết định bằng hai hình thức chính là trực tiếp giám sát hoặc thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.
CC, CB, VC, NLĐ có thể đưa ra nhận xét về đạo đức, năng lực của người đứng đầu trong quá trình giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ quan?
Căn cứ Điều 58 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định:
Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
1. Thông qua việc kiểm tra, giám sát trực tiếp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia nhận xét, góp ý kiến về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu, ban lãnh đạo, người quản lý, phụ trách trực tiếp, những người có thẩm quyền khác tại cơ quan, đơn vị; tích cực tham gia ý kiến góp phần xây dựng nội bộ cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.
2. Khi phát hiện hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật hoặc kiến nghị, phản ánh đến người đứng đầu cơ quan, đơn vị, đến tổ chức Công đoàn hoặc các tổ chức đoàn thể khác mà mình là thành viên được thành lập và hoạt động ở cơ quan, đơn vị hoặc phản ánh, đề nghị Ban Thanh tra nhân dân xem xét, thực hiện kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ.
3. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị thay mặt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát theo quy định tại Tiểu mục 2 của Mục này.
Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thông qua việc kiểm tra, giám sát trực tiếp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thể đưa ra những nhận xét, góp ý kiến về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu, ban lãnh đạo, người quản lý, phụ trách trực tiếp, những người có thẩm quyền khác tại cơ quan, đơn vị.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có hiệu lực 01/07/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?