Cách xử lý khi bị sai thông tin hộ gia đình trên ứng dụng VNeID? Hướng dẫn tra cứu thông tin hộ gia đình trên VNeID?
Cách xử lý khi bị sai thông tin hộ gia đình trên VNeID?
Thông tin cư trú trên tài khoản định danh điện tử mức độ 2 chính là các thông tin do Nhà nước quản lý trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, dùng để tham gia vào các thủ tục hành chính, xác định quyền và nghĩa vụ khác liên quan.
Vừa qua, khi sử dụng tính năng tra cứu thông tin cư trú trên VNeID, nhiều người dân phát hiện trường hợp bị sai,nhầm thông tin hộ gia đình. Việc này dẫn đến các thủ tục hành chính cũng sai theo ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân.
Dưới đây là cách xử lý khi bị bị sai thông tin hộ gia đình trên VNeID:
Bước 1: Mở ứng dụng VNeID và đăng nhập tài khoản. Sau đó, nhập số Căn cước công dân và mật khẩu đã đăng ký.
Bước 2: Tại giao diện chính, chọn mục Tài Khoản góc dưới bên phải màn hình.
Bước 3: Nhập chính xác toàn bộ thông tin cá nhân vào từng mục.
Bước 4: Cuối màn hình, tích chọn Tôi cam kết các thông tin khai báo là đúng sự thật, sau đó chọn [Cập Nhật]
Đối với các thông tin không tự chỉnh sửa được trên ứng dụng VNeID, bạn cần đến trực tiếp cơ quan Công an để khai báo và điều chỉnh thông tin.
Lưu ý: Khi đến điều chỉnh thông tin, cần mang theo các giấy tờ chứng minh.
Cách xử lý khi bị bị sai thông tin hộ gia đình trên ứng dụng VNeID? Hướng dẫn tra cứu thông tin hộ gia đình trên VNeID? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn tra cứu thông tin hộ gia đình trên VNeID?
Bước 1: Mở ứng dụng VNeID trên điện thoại, chọn Đăng nhập nếu đã có tài khoản => Tại màn hình chính, chọn mục Ví giấy tờ
Bước 2: Chọn mục Thông tin cư trú => Nhập Passcode 6 số (Passcode được tạo khi kích hoạt tài khoản)
Bước 4: Xem thông tin cư trú và các thành viên trong hộ khẩu
Trình tự cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 như thế nào?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 13 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị chứng minh thông tin trong các hoạt động, giao dịch có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân.
Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức 2 khi tham gia các giao dịch tương đương với việc xuất trình Căn cước công dân.
Để làm tài khoản định danh điện tử mức 2, người dân cần mang theo thẻ Căn cước công dân gắn chip, các giấy tờ khác để tích hợp như:
- Giấy phép lái xe
- Giấy đăng ký xe
- Hộ chiếu
- Thẻ bảo hiểm y tế...
Trình tự cấp tài khoản định danh điện tử mức 2 như sau:
Bước 1:
Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử.
Bước 2:
Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp, cung cấp số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin vào hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.
Bước 3:
Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?