Cách xin nghỉ việc 1 ngày sau ngày nghỉ Tết Nguyên đán và cách viết đơn xin nghỉ? Nghỉ việc 1 ngày sau Tết có được hưởng lương không?
Cách xin nghỉ việc 1 ngày sau ngày nghỉ Tết Nguyên đán?
Mỗi công ty đều có một chế độ nghỉ phép cố định cho người lao động. Thông thường, các công ty thường cho nghỉ phép tối thiểu một ngày trên một tháng và thường không duyệt nghỉ phép sau tết bởi lẽ mỗi người đều có vai trò khác nhau, chịu trách nhiệm một mắt xích trong chuỗi công việc, nếu nghỉ việc sau tết đồng loạt chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới các vị trí có liên quan, thậm chí gây đình trệ chuỗi, tốn kém nguồn lực cho doanh nghiệp.
Thông thường các doanh nghiệp chỉ duyệt nghỉ phép sau tết đối với những trường hợp lý do đột xuất không thể sắp xếp được, có thể kể đến một vài nguyên do:
+ Có lịch hẹn khám bệnh thường xuyên và không thể dời lịch được
+ Bị bệnh
+ Có những công việc gia đình như tang cử,...
Như vậy, cách xin nghỉ việc 1 ngày sau ngày nghỉ tết nguyên đán là người lao động cần những lý do thật sự chính đáng để được doanh nghiệp xét duyệt.
Ngoài ra, một cách xin nghỉ việc 1 ngày là khi xin nghỉ người lao động cần viết đơn trình bày một cách rõ ràng lý do xin nghỉ và chuẩn bị kế hoạch bàn giao công việc tỉ mỉ để tăng khả năng được duyệt phép.
Xin nghỉ việc 1 ngày thì đơn xin nghỉ phép cần đáp ứng đủ các nội dung:
+ Đề nghị xin nghỉ đột xuất ngay tiêu đề cần phải rõ ràng, trực tiếp đi thẳng vào vấn đề;
+ Lý do nghỉ phép chi tiết;
+ Đề ra kế hoạch công việc trong thời gian nghỉ (nếu có): Nếu đang phải nắm giữ đầu việc quan trọng và không thể thiếu trong công ty, cần phải đưa ra kế hoạch xử lý trong thời gian nghỉ, và bàn giao các tác vụ liên quan đến công việc cho đồng nghiệp một cách đầy đủ và rõ ràng.
Tải về Mẫu đơn xin nghỉ phép công ty
Cách xin nghỉ việc 1 ngày sau ngày nghỉ tết nguyên đán? (Hình ảnh từ Internet)
Nghỉ việc 1 ngày sau nghỉ Tết có được hưởng lương không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
...
Tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, để xác định nghỉ việc 1 ngày sau nghỉ tết có được hưởng lương không thì cần tùy thuộc vào trường hợp cụ thể:
+ Nếu người lao động nghỉ 1 ngày và được xác định là ngày phép năm thì người lao động được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.
+ Nếu người lao động nghỉ 1 ngày với các lý do tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 và đã thông báo với người sử dụng lao động thì người lao động vẫn hưởng nguyên lương.
+ Nếu người lao động nghỉ 1 ngày và được xác định là nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận thì người lao động không được hưởng lương.
Thời gian nào được xác định là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động?
Căn cứ theo quy định tại Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì những thời gian sau được xác định là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động:
+ Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
+ Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
+ Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
+ Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
+ Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
+ Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
+ Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
+ Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
+ Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
+ Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?