Các cơ quan Y tế địa phương có trách nhiệm gì trong việc phòng ngừa sự cố y khoa? Việc khắc phục để phòng ngừa sự cố y khoa được thực hiện thế nào?
Phòng ngừa sự cố y khoa như thế nào?
Căn cứ vào Điều 10 Thông tư 43/2018/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 10. Khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa
1. Khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa được đưa ra từ việc phân tích nguyên nhân gốc của mỗi sự cố y khoa cụ thể, do Nhóm chuyên gia và Bộ phận tiếp nhận và quản lý sự cố y khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi xảy ra sự cố y khoa đề xuất. Các khuyến cáo nhằm cảnh báo không để xảy ra lặp lại đối với sự cố y khoa có tần suất báo cáo cao tại một khoa phòng hoặc nhiều khoa phòng, cùng báo cáo một loại sự cố.
2. Phòng Nghiệp vụ Y - Sở Y tế rà soát khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc để tổng hợp và đưa ra khuyến cáo chung cho toàn tỉnh, thành phố phòng ngừa các sự cố y khoa có tần suất báo cáo cao, cảnh báo cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có cùng nguy cơ tránh xảy ra, lặp lại loại sự cố y khoa tương tự.
3. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế rà soát khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc, các Sở Y tế để tổng hợp và đưa ra khuyến cáo quốc gia phòng ngừa các sự cố y khoa có tần suất báo cáo cao, cảnh báo chung cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có cùng nguy cơ tránh xảy ra, lặp lại loại sự cố y khoa tương tự.
4. Truyền thông về các khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa trên Bản tin nội bộ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc trên văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý và trên chuyên mục về An toàn người bệnh của các trang thông tin điện tử, báo, tạp chí chuyên ngành, trong buổi tọa đàm trên các phương tiện truyền thông đại chúng.”
Theo đó, việc phòng ngừa sự cố y khoa hiện nay được thực hiện theo nội dung khuyến cáo trên.
Các cơ quan Y tế địa phương có trách nhiệm gì trong việc phòng ngừa sự cố y khoa? Việc khắc phục để phòng ngừa sự cố y khoa được thực hiện thế nào?
Việc khắc phục để phòng ngừa sự cố y khoa được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 43/2018/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 11. Khắc phục để phòng ngừa sự cố y khoa
1. Bộ phận tiếp nhận và quản lý sự cố y khoa tham mưu cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành kế hoạch, triển khai các hoạt động nhằm thực hiện các giải pháp, khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.
2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ đạo các khoa, phòng liên quan và giám sát việc triển khai thực hiện khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa theo kế hoạch.
3. Đơn vị đầu mối của Bộ Y tế và Sở Y tế chỉ đạo và giám sát các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc, nơi đã xảy ra sự cố y khoa triển khai thực hiện các hoạt động khắc phục phòng ngừa theo kế hoạch đã ban hành.
4. Đơn vị đầu mối của Sở Y tế và Bộ Y tế chỉ đạo và giám sát cơ sở khám bệnh, chữa bệnh việc triển khai thực hiện khuyến cáo chung, khuyến cáo quốc gia phòng ngừa sự cố y khoa đã được đưa ra cảnh báo đối với các sự cố y khoa có tần suất báo cáo cao, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có cùng nguy cơ xảy ra, lặp lại sự cố y khoa.”
Các cơ quan Y tế tại địa phương có trách nhiệm gì trong việc phòng ngừa sự cố y khoa?
Căn cứ vào Điều 13 Thông tư 43/2018/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 13. Trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Y tế Bộ, Ngành
1. Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Sở Y tế quy định tại Thông tư này.
2. Giữ bí mật, ẩn danh tính của cá nhân hay của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh báo cáo sự cố y khoa. Phân công cá nhân, đơn vị đầu mối có quyền tra cứu và công bố thông tin về báo cáo sự cố y khoa.
3. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, quản lý, kiểm tra, đánh giá hoạt động an toàn người bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, thành phố.
4. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định, hướng dẫn về an toàn người bệnh cấp Quốc gia.
5. Tổ chức tập huấn cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc về báo cáo phòng ngừa sự cố y khoa.
6. Đề xuất khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có báo cáo giá trị giúp cho Sở Y tế ban hành được các giải pháp và khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.”
Theo đó, các cơ quan Y tế tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và y tế bộ, ngành sẽ có những trách nhiệm theo quy định trên trong việc phòng ngừa sự cố y khoa.
Sự cố y khoa là gì?
Sự cố y khoa theo Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 là gì? Có đình chỉ hoạt động cơ sở khám chữa bệnh xảy ra sự cố y khoa không?
Bác sĩ gây ra sự cố y khoa thì phải bồi thường thiệt hại thế nào? Thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại là bao lâu?
Danh mục sự cố y khoa nghiêm trọng (NC3) năm 2022? Phân loại sự cố y khoa năm 2022 như thế nào?
Các cơ quan Y tế địa phương có trách nhiệm gì trong việc phòng ngừa sự cố y khoa? Việc khắc phục để phòng ngừa sự cố y khoa được thực hiện thế nào?
Phân loại sự cố y khoa theo những tiêu chí nào? Phân tích các yếu tố và nguyên nhân gốc của sự cố y khoa như thế nào?
Thực hiện báo cáo và ghi nhận sự cố y khoa tại cơ sở khám chữa bệnh thế nào? Các hình thức báo cáo sự cố y khoa?
Phòng ngừa sự cố y khoa theo những nguyên tắc nào? Cách phân loại sự cố y khoa theo mức độ tổn thương năm 2022?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sự cố y khoa
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?