Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện không được từ chối thẻ bảo hiểm y tế điện tử tại Công văn 1843/BYT-BH?
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện không được từ chối thẻ bảo hiểm y tế điện tử tại Công văn 1843/BYT-BH?
Ngày 10/4/2024, Bộ Y tế ban hành Công văn 1843/BYT-BH năm 2024 hướng dẫn vấn đề tiếp đón người bệnh đi KCB BHYT bằng CCCD gắn chíp, hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID hoặc VNeID và triển khai ký số file XML.
Theo đó, Bộ Y tế nhận được Công văn 991/BHXH-GĐBHYT1 ngày 07/3/2024 của Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội phản ánh người bệnh khi đi khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) tại một số bệnh viện, có xuất trình căn cước công dân gắn chip hoặc xuất trình hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID của BHXH Việt Nam hoặc trên ứng dụng VNeID của Bộ Công an nhưng bệnh viện không giải quyết hưởng chế độ BHYT, yêu cầu người bệnh phải về mang thẻ BHYT giấy để làm thủ tục KCB BHYT.
Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp và thuận tiện cho người bệnh khi đi KCB BHYT theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Đề án 06/CP, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các đơn vị:
(1) Chấn chỉnh các khoa, phòng liên quan, nhân viên y tế để xảy ra tình trạng nêu trên, thực hiện giải quyết hưởng chế độ BHYT trong trường hợp người bệnh khi đi KCB BHYT xuất trình căn cước công dân gắn chip hoặc xuất trình hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID của BHXH Việt Nam hoặc trên ứng dụng VNelD của Bộ Công an theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn 4316/BYT-BH ngày 27/5/2021 và Công văn 931/BYT-BH năm 2022 ngày 28/02/2022.
(2) Chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện việc rà soát, chấn chỉnh kịp thời các cơ sở KCB, cá nhân thuộc quyền quản lý để xảy ra tình trạng chậm gửi dữ liệu, hạn chế thấp nhất việc phải gửi đề nghị thay thế, làm ảnh hưởng đến công tác giám định, thanh toán chi phí KCB BHYT của cơ quan BHXH; tuân thủ việc gửi dữ liệu điện tử chi phí KCB BHYT theo đúng quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư 48/2017/TT-BYT của Bộ Y tế quy định trích chuyển dữ liệu điện tử trong quản lý và thanh toán chi phí KCB BHYT.
(3) Nghiên cứu, chuẩn bị nguồn lực (phần cứng, phần mềm) để thực hiện triển khai ký số file XML xác thực dữ liệu điện tử chi phí KCB BHYT theo quy định tại Điều 7 Thông tư 48/2017/TT-BYT trước khi gửi dữ liệu lên Cổng tiếp nhận dữ liệu thuộc Hệ thống thông tin giám định BHYT của BHXH Việt Nam. Cơ sở KCB sử dụng chứng thư số đã được cấp của cơ quan, đơn vị để ký số, xác thực dữ liệu XML theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện không được từ chối thẻ bảo hiểm y tế điện tử tại Công văn 1843/BYT-BH? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào được phép gián đoạn đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn tính là tham gia BHYT 05 năm liên tục?
Tại Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định về thẻ bảo hiểm y tế như sau:
Thẻ bảo hiểm y tế
Thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội phát hành, phản ánh được các thông tin sau:
1. Thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm: Họ và tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc.
2. Mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
3. Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng.
4. Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
5. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
Người được cơ quan có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, làm việc hoặc theo chế độ phu nhân, phu quân hoặc con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi đi theo bố hoặc mẹ công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thì thời gian ở nước ngoài được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế.
Người lao động khi đi lao động ở nước ngoài thì thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế trước khi đi lao động ở nước ngoài được tính là thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế nếu tham gia bảo hiểm y tế khi về nước trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh.
....
Như vậy, trường hợp bị gián đoạn thời gian tham gia bảo hiểm y tế thì chỉ được phép gián đoạn tối đa không quá 03 tháng mới được tính là tham gia đóng BHYT 05 năm liên tục. Nếu quá thời gian này sẽ không được xem là tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục.
Đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình năm 2024 gồm có những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình năm 2024 gồm có như sau:
- Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP sau:
+ Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
+ Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng;
+ Nhóm do ngân sách nhà nước đóng;
+ Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng;
+ Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
- Những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
- Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
+ Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
+ Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên tiếng Anh khung trình độ quốc gia Việt Nam? Tên viết tắt tiếng Anh khung trình độ quốc gia Việt Nam?
- Nghề nghiệp là gì? Giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân đào tạo các trình độ nào?
- Thành viên bù trừ có bị từ chối thế vị giao dịch chứng khoán khi giao dịch không có số hiệu lệnh bên mua?
- Tòa án có được hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Tòa án cấp nào có thẩm quyền hủy giấy chứng nhận?
- Cơ sở cung cấp nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình cần phải đáp ứng những yêu cầu tối thiểu nào?