Bổ sung quy định mới về thời hạn thực hiện đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi?
Bổ sung thời hạn đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi?
Căn cứ khoản 6 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP quy định bổ sung việc đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi
...
6. Bổ sung khoản 6 Điều 11 như sau:
“6. Việc đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi được thực hiện như sau: Trong thời hạn 06 tháng trước thời điểm đánh giá giảm sát quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thông báo, cơ quan đánh giá thành lập đoàn đánh giá và tổ chức đánh giá điều kiện thực tế tại cơ sở theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá, cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông báo kết quả đánh giá theo Mẫu số 13.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này”
Như vậy, quy định mới bổ sung về thời hạn đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi như trên.
Đánh giá điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định về đánh giá điều kiện thực tế sản xuất thức ăn chăn nuôi như sau:
"Điều 11. Đánh giá điều kiện thực tế sản xuất thức ăn chăn nuôi
1. Đánh giá điều kiện thực tế sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm:
a) Đánh giá điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;
b) Đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi.
2. Nội dung đánh giá điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi được quy định tại Mẫu số 04.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đoàn đánh giá bao gồm trưởng đoàn và thành viên đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Đối với trưởng đoàn đánh giá: Là lãnh đạo cấp phòng trở lên hoặc công chức có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi;
b) Đối với thành viên: Có ít nhất 01 thành viên được tập huấn về đánh giá điều kiện thực tế sản xuất thức ăn chăn nuôi do Cục Chăn nuôi tổ chức; có ít nhất 01 thành viên có trình độ từ đại học trở lên về lĩnh vực chăn nuôi.
4. Đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi là quan sát hiện trường cơ sở; xem xét và tra cứu tài liệu, hồ sơ; các hoạt động khác có liên quan.
5. Tần suất đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi được quy định như sau:
a) Tần suất đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi là 24 tháng một lần. Đối với cơ sở quy định tại điểm c khoản 3 Điều 10 Nghị định này, thực hiện đánh giá giám sát lần đầu trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;
b) Trường hợp cơ sở sản xuất thức chăn nuôi đã được cấp giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương thì thực hiện đánh giá giám sát với tần suất 36 tháng một lần;
c) Trường hợp phát hiện cơ sở có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thức ăn chăn nuôi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, đánh giá giám sát đột xuất."
Như vậy, đánh giá điều kiện thực tế sản xuất thức ăn chăn nuôi được quy định như trên.
Bổ sung quy định mới về thời hạn thực hiện đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi? (Hình từ internet)
Sản xuất thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng các điều kiện như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi được quy định như sau:
"Điều 9. Điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
1. Điểm c khoản 1 Điều 38 của Luật Chăn nuôi được quy định chi tiết như sau:
Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với thức ăn chăn nuôi phải được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, không gây nhiễm chéo, không thôi nhiễm chất độc hại từ thiết bị sang thức ăn chăn nuôi; khu vực chứa thức ăn chăn nuôi bảo đảm thông thoáng, có đủ ánh sáng để quan sát bằng mắt thường, có giải pháp chống ẩm để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.
2. Điểm đ khoản 1 Điều 38 của Luật Chăn nuôi được quy định chi tiết như sau:
Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có biện pháp để kiểm soát tạp chất (cát sạn, kim loại, bụi) gây nhiễm bẩn vào sản phẩm; có biện pháp kiểm soát, phòng, chống động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, khu lưu trữ sản phẩm; có biện pháp phòng, chống mối mọt; có biện pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và bảo đảm vệ sinh môi trường; có biện pháp bảo hộ, vệ sinh cho người lao động và khách tham quan khu vực sản xuất."
Như vậy, điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?