Bộ sách giáo khoa lớp 10 được sử dụng trong chương trình mới năm học 2023-2024 là những sách nào?

Tôi muốn hỏi bộ sách giáo khoa lớp 10 được sử dụng trong chương trình mới năm học 2023-2024 là những sách nào? - câu hỏi của N.N (An Giang).

Bộ sách giáo khoa lớp 10 được sử dụng trong chương trình mới năm học 2023-2024 là những sách nào?

Căn cứ Danh mục sách giáo khoa lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 442/QĐ-BGDĐT năm 2022 (được đính chính bởi Điều 1 Quyết định 1272/QĐ-BGDĐT năm 2022) có nêu rõ bộ sách giáo khoa lớp 10 được sử dụng trong chương trình mới năm học 2023-2024 bao gồm:

Xem toàn bộ danh mục sách giáo khoa lớp 10 tại Quyết định 442/QĐ-BGDĐT năm 2022.

Bộ sách giáo khoa lớp 10 được sử dụng trong chương trình mới năm học 2023-2024 là những sách nào?

Bộ sách giáo khoa lớp 10 được sử dụng trong chương trình mới năm học 2023-2024 là những sách nào? (Hình từ Internet)

Chương trình học lớp 10 năm học 2023-2024 như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục IV ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT) có quy định như sau:

IV. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp (gọi tắt là các môn học lựa chọn) và các môn học tự chọn.
Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước.

Theo như quy định trên, lớp 10 sẽ thuộc vào giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp

Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc:

Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

Các môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.

Học sinh chọn 4 môn học từ các môn học lựa chọn.

Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hóa sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.

Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ các môn học và các chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Quy trình biên soạn sách giáo khoa như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT) quy định như sau:

Quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa
1. Quy trình biên soạn sách giáo khoa
a) Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa lựa chọn tác giả biên soạn sách giáo khoa đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 11 Thông tư này; tác giả nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xây dựng đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, kế hoạch biên soạn; phân công nhiệm vụ của tổng chủ biên, chủ biên (nếu sách có tổng chủ biên, chủ biên), tác giả bảo đảm sự phù hợp về khối lượng công việc và thời gian thực hiện để bảo đảm chất lượng và tiến độ hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa;
b) Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, hoàn thành ít nhất 01 (một) bài học, tổ chức dạy thực nghiệm, góp ý sau khi dạy thực nghiệm để hoàn thiện bài học đó với sự tham gia đóng góp và thống nhất của toàn thể tác giả trước khi tổ chức biên soạn các bài học khác; tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, dạy thực nghiệm, tổ chức lấy ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo dục am hiểu về giáo dục phổ thông nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa theo nội dung từng khoản quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này (yêu cầu cụ thể theo Tiêu chí đánh giá sách giáo khoa kèm theo Thông tư này); hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức thẩm định;
c) Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định bản mẫu sách giáo khoa theo quy định tại Chương IV Thông tư này;
d) Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa sau thẩm định;
đ) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa;
e) Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức xuất bản, phát hành sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.”.

Theo đó, quy trình biên soạn sách giáo khoa được thực hiện theo quy định trên.

Sách giáo khoa Tải trọn bộ các quy định về Sách giáo khoa hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sách giáo khoa là gì? Tên sách giáo khoa được trình bày theo thứ tự thông tin nào? Yêu cầu về kỹ thuật gia công sách giáo khoa?
Pháp luật
39 sách giáo khoa lớp 5 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại Hà Nội từ 16/5/2024 thế nào?
Pháp luật
Chính thức bổ sung danh mục 18 sách giáo khoa lớp 12 nào sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm 2024?
Pháp luật
Sách giáo khoa giáo dục phổ thông được quy định như thế nào? Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do ai thành lập?
Pháp luật
Mẫu nhận xét môn Khoa học lớp 4 theo thông tư 27 thế nào? Hướng dẫn nhận xét học bạ theo Thông tư 27 lớp 4 môn Khoa học?
Pháp luật
Phiếu đánh giá sách giáo khoa lớp 9 năm học 2024-2025 có nội dung ra sao? Mẫu phiếu nhận xét đánh giá SGK khoa cá nhân thế nào?
Pháp luật
Thuyết minh là gì? Các bước viết văn bản thuyết minh như thế nào? Văn bản thuyết minh có bố cục ra sao?
Pháp luật
Tổng hợp một số mẫu phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa lớp 12 chi tiết từng môn học dành cho phụ huynh học sinh?
Pháp luật
Mẫu hồ sơ bình chọn sách giáo khoa mới lớp 5 là mẫu nào? Quy trình lựa chọn sách giáo khoa lớp 5 ra sao?
Pháp luật
Chính thức giảm giá sách giáo khoa năm học 2024-2025? Nội dung sách giáo khoa gồm có những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sách giáo khoa
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
16,330 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sách giáo khoa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào