Biện pháp liệt kê là gì? Tác dụng của biện pháp liệt kê thế nào? Đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn ra sao?
Biện pháp liệt kê là gì? Tác dụng của biện pháp liệt kê như thế nào? Đặc điểm nhận biết của biện pháp liệt kê là gì?
Biện pháp liệt kê
- Khái niệm: Liệt kê là biện pháp tu từ mà người nói, người viết sắp xếp nối tiếp các từ, cụm từ cùng loại trong cùng một câu, một đoạn để tạo nên ấn tượng mạnh, hiệu quả cao trong miêu tả, kể chuyện hoặc biểu lộ cảm xúc.
Phân loại biện pháp liệt kê
(1) Xét theo cấu tạo, có 2 kiểu liệt kê:
+ Liệt kê theo từng cặp: là kiểu liệt kê với các cặp từ đi liền với nhau.
Ví dụ: Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
(Hồ Chí Minh)
+ Liệt kê không theo từng cặp: là kiểu liệt kê hàng loạt các sự vật, hiện tượng có điểm chung tương đồng.
Ví dụ: Một chiếc giường đơn, một ngọn đèn hoa kì trên chiếc chõng tre, bộ ấm tích, điếu bát.
(Bảo Ninh)
(2) Xét về ý nghĩa, có 2 kiểu liệt kê:
+ Liệt kê tăng tiến:là kiểu liệt kê theo một trình tự quy luật nhất định.
Ví dụ: Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp, cứu nước.
(Hồ Chí Minh)
+ Liệt kê không tăng tiến: là việc liệt kê các thành phần có mối quan hệ bình đẳng.
Ví dụ: Mặc dù ông xuống “kiềng” cùng với một nhóm khá đông trợ lí và trinh sát, mặc dù ông cũng trang bị và nai nịt như mọi người, tiểu liên AK, dép đúc, mũ cối, áo lính Tô Châu, nhưng trong bóng rừng nhập nhoạng tôi vẫn nhận ra ông ngay.
(Bảo Ninh)
Tác dụng của biện pháp liệt kê
- Làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt, ngắn gọn, dễ hiểu.
- Nhấn mạnh ý, chứng minh cho nhận định của tác giả. Trong văn học, liệt kê được sử dụng như một phép tu từ.
Đặc điểm nhận biết của biện pháp liệt kê
- Biện pháp liệt kê thể hiện bằng cách kể ra một chuỗi các đối tượng nhằm cung cấp thông tin cụ thể hơn cho câu.
Ví dụ:
+ Con vẫn đinh ninh khắc ghi công ơn sinh thành dưỡng dục của gia tộc, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, con như thấy từ trong tâm linh, huyết mạch sự sinh sôi nẩy nở, phúc thọ an khang của cháu con đời đời nối tiếp trong cộng đồng dân tộc yêu thương.
(Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn)
- Thành phần liệt kê ở cuối câu thường được đặt sau dấu hai chấm. Trường hợp liệt kê chưa hết các đối tượng, người ta dùng dấu ba chấm hoặc kí hiệu,...
Ví dụ:
+ Người Huế có đủ cung bậc ngôn ngữ để diễn tả vị cay, bao gồm hết mọi giác quan, càng nói càng “sướng miệng”: cay phỏng miệng, cay xé lưỡi, cay điếc mũi, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi, cay điếc tai, cay điếc óc,...
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Chuyện cơm hến)
Biện pháp liệt kê là gì? Tác dụng của biện pháp liệt kê thế nào? Đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn ra sao? (Hình ảnh Internet)
Yêu cầu đối với học sinh về việc nhận biết và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ là gì?
Tại chương trình Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu về nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ đối với học sinh như sau:
- Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5: biết tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh.
- Đối với học sinh lớp 6 và lớp 7: biết các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh).
- Đối với lớp 8 và lớp 9: hiểu được các biện pháp tu từ như điệp ngữ, chơi chữ, nói mỉa, nghịch ngữ).
Đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn như thế nào?
Căn cứ vào Mục 2 Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH năm 2022 đã có nội dung hướng dẫn đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn như sau:
- Việc đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn cần đảm bảo nguyên tắc phát huy được những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh.
- Tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu mới; tạo cơ hội để học sinh khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới; gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe.
- Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.
- Khuyến khích việc xây dựng và sử dụng các đề mở trong kiểm tra, đánh giá để phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của học sinh. Xây dựng bộ công cụ đánh giá để hạn chế tính chủ quan, cảm tính của người chấm. Khi nhận xét, đánh giá các sản phẩm của học sinh, cần tôn trọng và khuyến khích cách nghĩ, cách cảm riêng của học sinh trên nguyên tắc không vi phạm những chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương hay địa phương? Ai quyết định dự toán chi đầu tư phát triển?
- Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể là gì? Việc nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể bao gồm những hoạt động nào?
- Quyền khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện thông qua hình thức nào? Khi nào đơn khởi kiện bị trả lại?
- Tổng hợp các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo Bộ luật Hình sự? Pháp luật bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình ra sao?
- Việc cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông cần phải tuân thủ theo những quy định nào của pháp luật?