Lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt cấp trường năm 2024 2025? Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt cấp trường bao nhiêu điểm là đậu?
Lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt cấp trường năm 2024 2025 thế nào?
Theo thông báo từ BTC Trạng Nguyên Tiếng Việt thì lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 tất cả các vòng như sau:
STT | Vòng thi | Thời gian mở | Thời gian kết thúc |
1 | Vòng 1 - Tự do | 05/08/2024 | 25/11/2024 |
2 | Vòng 2 - Điều kiện | 05/09/2024 | 25/11/2024 |
3 | Vòng 3 - Điều kiện | 15/09/2024 | 25/11/2024 |
4 | Vòng 4 - Điều kiện | 05/10/2024 | 25/11/2024 |
5 | Vòng 5 - Điều kiện | 15/10/2024 | 25/11/2024 |
6 | Vòng 6 - Điều kiện | 05/11/2024 | 25/11/2024 |
7 | Vòng 7 – Sơ khảo – Cấp Trường | 02/12/2024 | 07/12/2024 |
8 | Vòng 8 - Thi Hương - Cấp Huyện | 07/01/2025 | 10/01/2025 |
9 | Vòng 9 - Thi Hội | 13/03/2025 | 15/03/2025 |
10 | Vòng 10 - Thi Đình | 19/04/2025 | 20/04/2025 |
Như vậy, lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt cấp trường năm 2024 2025 như sau:
Vòng 7 – Sơ khảo – Cấp Trường:
+ Thời gian mở: 02/12/2024
+ Thời gian kết thúc: 07/12/2024
Lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt cấp trường năm 2024 2025 như trên.
Lịch thi Trạng Nguyên Tiếng Việt cấp trường năm 2024 2025? Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt cấp trường bao nhiêu điểm là đậu? (Hình từ Internet)
Thi Trạng Nguyên Tiếng Việt cấp trường bao nhiêu điểm là đậu?
Theo thông báo từ BTC Trạng Nguyên Tiếng Việt quy định tổ chức vòng sơ khảo - Vòng 7 - cấp trường như sau:
QUY ĐỊNH TỔ CHỨC VÒNG SƠ KHẢO - Chọn học sinh tham dự thi Sơ khảo Học sinh khối 1 đến khối 5 đủ điều kiện tham dự vòng Sơ khảo là học sinh đã được công nhận hoàn thành các vòng điều kiện (từ vòng 2 đến vòng 6) - Quy định chung + Thời gian làm bài: 30 phút. + Điểm tối đa: 300 điểm. + Số lần làm bài vòng Sơ khảo: Học sinh chỉ được làm bài 01 lần duy nhất (trừ các trường hợp bất khả kháng, giám thị lập biên bản sự cố cho học sinh thi lại). - Lịch thi + Thời gian tổ chức vòng Sơ khảo - vòng 7 (dự kiến). Từ ngày 02/12/2024 đến 07/12/2024. Ca thi: từ 8h00 đến 16h00. - Địa điểm: Tại phòng máy tính tập trung có kết nối Internet. Xếp giải: Nhà trường chủ động xếp giải và cấp Giấy chứng nhận (nếu có) theo thang điểm tham khảo như sau: + Giải Nhất: 290 – 300 điểm; + Giải Nhì: 270 – 280 điểm; + Giải Ba: 250 – 260 điểm; + Giải Khuyến Khích: 220 – 240 điểm. |
Theo đó, Vòng 7 – Sơ khảo – Cấp Trường sẽ có thang điểm tương ứng với giải thưởng như sau:
+ Giải Nhất: 290 – 300 điểm;
+ Giải Nhì: 270 – 280 điểm;
+ Giải Ba: 250 – 260 điểm;
+ Giải Khuyến Khích: 220 – 240 điểm.
Như vậy, đối với Vòng 7 – Sơ khảo – Cấp Trường thì 220 điểm sẽ đạt Giải Khuyến Khích.
Lưu ý: Nếu tham dự vòng thi Hương thì sẽ tùy vào từng nơi tổ chức vòng thi Hương mà sẽ có mức điểm và số lượng tương ứng.
+ Phòng Giáo dục tổ chức thi Hương
Chọn học sinh tham dự thi Hương: Hội đồng giám sát chọn học sinh từ khối 1 đến khối 5 đã tham dự vòng Sơ khảo – cấp trường theo điểm từ cao xuống thấp. Tiêu chí và số lượng học sinh do Hội đồng giám sát quy định riêng để phù hợp với cơ sở vật chất và đảm bảo điều kiện tổ chức của địa phương.
+ Nhà Trường tổ chức thi Hương
Chọn học sinh tham dự thi Hương: BTC chọn học sinh từ khối 1 đến khối 5 đã tham dự vòng 7 - Sơ khảo theo tiêu chí lấy điểm từ cao xuống thấp và không dưới 220 điểm, số lượng không quá 50% tổng số học sinh tham dự của mỗi khối/mỗi trường.
>> Xem chi tiết: Thể lệ thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025
Hướng dẫn đánh giá định kỳ học sinh tiểu học năm học 2024 2025 thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kỳ học sinh tiểu học năm học 2024 2025 như sau:
(1) Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
(i) Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
(ii) Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ;
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.
(iii) Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;
- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;
- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
(iv) Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
(2) Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:
(i) Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.
(ii) Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.
(ii) Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương hay địa phương? Ai quyết định dự toán chi đầu tư phát triển?
- Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể là gì? Việc nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể bao gồm những hoạt động nào?
- Quyền khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện thông qua hình thức nào? Khi nào đơn khởi kiện bị trả lại?
- Tổng hợp các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo Bộ luật Hình sự? Pháp luật bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình ra sao?
- Việc cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông cần phải tuân thủ theo những quy định nào của pháp luật?