Bệnh Tụ huyết trùng gia súc là gì? Vi phạm quy định về cách ly gia súc mắc bệnh tụ huyết bị xử phạt bao nhiêu?

Bệnh Tụ huyết trùng gia súc là gì? Triệu chứng của bệnh? Vi phạm quy định về cách ly gia súc mắc bệnh tụ huyết bị xử phạt bao nhiêu? - Câu hỏi của chị Dương tại Tiền Giang

Bệnh Tụ huyết trùng gia súc là gì? Triệu chứng của bệnh?

Căn cứ Mục 1 Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có giới thiệu về Bệnh tụ huyết trùng như sau:

- Khái niệm bệnh

+ Bệnh Tụ huyết trùng (Pasteurellosis) gia súc là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trâu, bò, lợn; bệnh gây ra tỷ lệ mắc cao, ảnh hưởng đến kinh tế cho người chăn nuôi. Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, đây là loại cầu trực khuẩn Gram âm với đặc trưng là gây tụ huyết và xuất huyết ở các vùng đặc biệt trên cơ thể. Vi khuẩn vào máu gây nhiễm trùng máu gây bại xuất huyết toàn thân. Vi khuẩn thường sống trên niêm mạc mũi, hầu, hạch amidan của một số gia súc khỏe mạnh, nhất là ở những con không được tiêm phòng. Vi khuẩn có thể sống được hàng tháng ở trong phân, rơm rác, trong đất chuồng nuôi. Khi gặp điều kiện thuận lợi thì những vi khuẩn này tăng độc lực và gây bệnh cho gia súc.

+ Sức đề kháng của vi khuẩn: Vi khuẩn có sức đề kháng không cao nên tồn tại không lâu ngoài cơ thể trâu bò; vi khuẩn có thể tồn tại từ 1 đến 3 tháng trong đất ẩm và thiếu ánh sáng, đầm lầy, ao bẩn có nhiều chất hữu cơ, trong chuồng trại,.. Vi khuẩn dễ bị diệt bằng nước nóng 60°C trong 20 phút, ánh sáng mặt trời trong 12 giờ, nước vôi 10% hoặc phoóc-môn 1% trong thời gian từ 1 đến 3 phút. Các chất sát trùng thông thường cùng dễ tiêu diệt được vi khuẩn.

- Triệu chứng lâm sàng

+ Thời gian ủ bệnh rất ngắn, chỉ từ 1-3 ngày, tuy nhiên có thể kéo dài đến 02 tuần.

+ Thể quá cấp tính: Con vật sốt cao trên 41°C, đột ngột trở nên hung dữ, điên cuồng, chạy lung tung, chết trong vòng 24 giờ. Thể này ít có biểu hiện gì đặc trưng.

+ Thể cấp tính: Thể này rất phổ biến, con vật sốt cao trên 41°C, bỏ ăn, lờ đờ, nước mũi nước mắt chảy nhiều. Niêm mạc mắt, mũi, miệng đỏ sẫm rồi tái tím. Vùng hầu sưng to làm lưỡi thè ra ngoài. Hạch bên cổ sưng to, thở khó và nặng nề, đi lại khó khăn. Lúc đầu táo bón, sau lại ỉa lỏng, phân có lẫn máu và niêm mạc ruột, bụng chướng to. Con vật nằm liệt, đái ra máu, lịm yếu dần rồi chết trong 1 - 2 ngày. Tỷ lệ chết cao nếu không chữa bệnh kịp thời.

+ Thể mạn tính: Một số trâu, bò, lợn vượt qua được giai đoạn cấp tính thường chuyển sang thể mãn tính. Con vật có biểu hiện mệt mỏi, khó thở, thở nhanh, khò khè, gầy yếu, ho từng hồi, kéo dài, ho nhiều khi vận động, mũi khô hoặc có dịch mũi đặc, đi lại khó khăn do viêm khớp, viêm phổi, viêm phế quản. Rối loạn tiêu hóa (phân lúc táo lúc lỏng), giảm ăn uống, gầy yếu. Một số con mắc bệnh bị chết do suy kiệt. Một số ít có sức chịu đựng thì những biểu hiện này nhẹ dần và khỏi, nhưng phải hàng tháng sau mới hồi phục.

Bệnh Tụ huyết trùng gia súc là gì? Vi phạm quy định về cách ly gia súc mắc bệnh tụ huyết bị xử phạt bao nhiêu?

Bệnh Tụ huyết trùng gia súc là gì? Vi phạm quy định về cách ly gia súc mắc bệnh tụ huyết bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Quy định tiêm phòng và xử lý gia súc khi bệnh truyền nhiễm Tụ huyết trùng?

Căn cứ Mục 3, Mục 4 và Mục 5 Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định như sau:

- Đối với việc tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch xảy ra:

+ Khi có ổ dịch bệnh xảy ra, tổ chức tiêm phòng ngay cho gia súc khỏe mạnh tại các thôn, ấp, bản nơi xảy ra dịch; đồng thời tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch đối với gia súc mẫn cảm tại các thôn, ấp, bản chưa có dịch trong cùng xã và các xã tiếp giáp xung quanh xã có dịch.

+ Huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ tiêm phòng; người trực tiếp tham gia tiêm phòng phải là nhân viên thú y hoặc người đã qua tập huấn về tiêm phòng.

+ Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn, quản lý, thực hiện tiêm phòng và giám sát việc tiêm phòng.

- Giám sát và xử lý gia súc bệnh Tụ huyết trùng:

+ Thực hiện giám sát lâm sàng là chủ yếu để chủ động phát hiện bệnh: Quan sát, phát hiện gia súc mắc bệnh dựa trên những triệu chứng lâm sàng, bệnh tích điển hình của bệnh. Lấy mẫu xét nghiệm gia súc bị chết nghi do mắc bệnh Tụ huyết trùng để phân lập vi khuẩn gây bệnh.

+ Cách ly và điều trị gia súc mắc bệnh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.

+ Tiêu hủy gia súc chết do mắc bệnh Tụ huyết trùng theo hướng dẫn tại Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư này.

- Xử lý gia súc mắc bệnh

+ Cách ly và điều trị gia súc mắc bệnh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.

+ Tiêu hủy gia súc chết do mắc bệnh Tụ huyết trùng theo hướng dẫn tại Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư này.

Vi phạm quy định về cách ly gia súc mắc dịch bệnh tụ huyết bị xử phạt bao nhiêu?

Trường hợp gia súc mắc bệnh tụ huyết thuộc loại phải cách ly mà không thực hiện không cách ly theo đúng quy định, người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng, căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP.

Mức xử phạt nêu trên được áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức mức phạt này là gấp đôi (căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 90/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP).

Bệnh tụ huyết trùng
Bệnh truyền nhiễm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hình thức và loại hình giám sát giám sát bệnh truyền nhiễm
Pháp luật
Bệnh lạ ở Congo là gì? Kiểm soát phòng dịch với bệnh lạ ở Congo tại sân bay? Cách xử trí khi khó thở là gì?
Pháp luật
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm đúng không? Những biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh sởi, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai?
Pháp luật
Dịch bệnh ở Congo là bệnh gì? Triệu chứng của dịch bệnh lạ ở Congo như thế nào? Thông tin về dịch bệnh ở Congo?
Pháp luật
Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh lạ ở Congo
Pháp luật
Bệnh sởi có nguy hiểm không? Triệu chứng bệnh sởi là gì? Trẻ em có thể tử vong do biến chứng của sởi phải không?
Pháp luật
Người tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm B có phải cách ly y tế không? Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp cách ly y tế?
Pháp luật
Bệnh đậu mùa có phải là bệnh truyền nhiễm nhóm A không? Người tiếp xúc với người mắc bệnh đậu mùa có phải cách ly không?
Pháp luật
Động vật mắc bệnh dại có được chữa trị không? Người chữa bệnh cho động vật mắc bệnh dại có bị xử phạt không?
Pháp luật
Bệnh sán lá ruột lớn là gì? Bệnh sán lá ruột lớn có phải là bệnh truyền nhiễm không? Các triệu chứng lâm sàng về bệnh sán lá ruột lớn?
Pháp luật
Người nhiễm bệnh sán lá ruột lớn thì có cần khai báo không? Nếu có mà khai báo thì bị phạt bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh tụ huyết trùng
5,897 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh tụ huyết trùng Bệnh truyền nhiễm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh tụ huyết trùng Xem toàn bộ văn bản về Bệnh truyền nhiễm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào