Bảo hiểm xã hội Việt Nam hỗ trợ, chăm sóc, điều trị cho các nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại TP. Hà Nội như thế nào?
Bảo hiểm xã hội Việt Nam hỗ trợ, chăm sóc, điều trị cho các nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại TP. Hà Nội như thế nào?
Ngày 13/9, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đã ký Công văn 2845/BHXH-VP gửi Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội về vụ cháy chung cư mini tại ngõ 29/70 phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân.
Tại Công văn này, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi lời thăm hỏi, chia sẻ những mất mát của các gia đình người bị nạn.
Ngành Bảo hiểm xã hội hỗ trợ các gia đình với mức 3 triệu đồng/người chết, 2 triệu đồng/người bị thương, được trích từ quỹ phúc lợi tập trung của ngành (từ lương của công chức, viên chức trong ngành).
Ngoài việc động viên, hỗ trợ các nạn nhân, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng chỉ đạo Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội khẩn trương phối hợp với các cơ sở khám, chữa bệnh tạo mọi điều kiện, đảm bảo đầy đủ, kịp thời thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật… để hỗ trợ, chăm sóc, điều trị tốt nhất cho bệnh nhân bị thương trong vụ hỏa hoạn.
Đồng thời, giải quyết nhanh nhất, sớm nhất chế độ mai táng phí và chế độ tuất đối với người tham gia bảo hiểm xã hội là nạn nhân trong vụ cháy.
Sự chỉ đạo này thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, động viên kịp thời cả về vật chất và tinh thần của ngành Bảo hiểm xã hội với các nạn nhân trong vụ cháy, nhằm đảm bảo an sinh xã hội đặc biệt trong những bối cảnh khó khăn nhất.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính Phủ.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam hỗ trợ, chăm sóc, điều trị cho các nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại TP. Hà Nội như thế nào? (Hình từ internet)
Yêu cầu về hệ thống báo cháy và chữa cháy chung cư mini như thế nào?
Căn cứ tại Mục 12 TCVN 6160:1996 quy định yêu cầu về hệ thống báo cháy và chữa cháy nhà chung cư mini như sau:
- Nhà cao tầng phải được thiết kế hệ thống báo cháy. Tuỳ thuộc vào tính chất sử dụng của nhà cao tầng mà thiết kế hệ thống báo cháy cho phù hợp.
- Khi thiết kế hệ thống báo cháy phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
+ Phát hiện cháy nhanh;
+ Chuyển tín hiệu rõ ràng;
+ Đảm bảo độ tin cậy.
- Trường hợp hệ thống báo cháy liên kết với hệ thống chữa cháy thì ngoài chức năng báo cháy còn phải điều khiển hệ thống chữa cháy hoạt động ngay để dập tắt đám cháy kịp thời.
- Yêu cầu kĩ thuật về thiết kế và lắp đặt hệ thống báo cháy phải tuân theo TCVN 5738:1993.
- Nhà cao tầng phải được thiết kế hệ thống chữa cháy bên trong và cấp nước chữa cháy bên ngoài.
- Hệ thống chữa cháy bên trong có thể thiết kế điều khiển tự động và điều khiển bằng tay phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm cháy và tính chất sử dụng. Các đầu phun được lắp ở hành lang, phòng đệm, buồng thang ở các tầng hoặc tối thiểu phải có ở các phòng như:phòng công cộng, phòng có diện tích lớn, các phòng có nguy hiểm cháy.
- Chất dùng để chữa cháy phải phù hợp với loại đám cháy xảy ra trong nhà cao tầng đó. Loại đám cháy được xác định theo điều 2.l, 2.2 cửa TCVN 5760:1993.
- Khi thiết kế hệ thống chữa cháy bên trong phải tuân theo TCVN 5760:1993.
- Trường hợp hệ thống chữa cháy bên trong là hệ thống chữa cháy vách tường phải bảo đảm số họng nước chữa cháy được phun đồng thời là 2, lưu lượng nước tính cho mỗi họng là 2,5 lít/giây.
- Yêu cầu kĩ thuật của hệ thống cấp nước chữa cháy bên trong và ngoài nhà được áp dụng theo TCVN 2622:1995.
Vi phạm về yêu cầu phòng cháy, chữa cháy bị phạt như thế nào?
Căn cứ tại Điều 51 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về yêu cầu phòng cháy, chữa cháy như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
+ Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
+ Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.
Ngoài ra, trường hợp vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%; vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61% còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm.
Lưu ý: mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Trường hơp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 2 lần cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?