Ban Tổ chức Trung ương là cơ quan gì? Lãnh đạo hiện nay là ai? Ban Tổ chức Trung ương có bao nhiêu cơ quan, đơn vị trực thuộc?
Ban Tổ chức Trung ương là cơ quan gì? Lãnh đạo hiện nay là ai?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 152-QĐ/TW năm 2018 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Tổ chức Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:
Chức năng
Ban Tổ chức Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; đồng thời, là cơ quan chuyên môn – nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ của Trung ương.
Như vậy, Ban Tổ chức Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị;
Là cơ quan chuyên môn – nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ của Trung ương.
Hiện nay, tính từ tháng 8/2024, lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương bao gồm:
(1) Đồng chí Lê Minh Hưng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban.
(2) Đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực.
(3) Đồng chí Nguyễn Quang Dương - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban.
(4) Đồng chí Hoàng Đăng Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban.
(5) Đồng chí Nguyễn Thị Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban công tác đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng ban.
(6) Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Trưởng ban kiêm nhiệm.
(7) Đồng chí Phan Thăng An - Phó Trưởng ban.
Ban Tổ chức Trung ương là cơ quan gì? Lãnh đạo hiện nay là ai? Ban Tổ chức Trung ương có bao nhiêu cơ quan, đơn vị trực thuộc? (Hình ảnh Internet)
Ban Tổ chức Trung ương có bao nhiêu cơ quan, đơn vị trực thuộc?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 152-QĐ/TW năm 2018 quy định về tổ chức bộ máy của Ban Tổ chức Trung ương như sau:
Tổ chức bộ máy
...
2- Cơ cấu tổ chức
Ban Tổ chức Trung ương có các đơn vị trực thuộc, gồm:
- Vụ Tổ chức - Điều lệ
- Vụ Cơ sở đảng, đảng viên
- Vụ Tổng hợp cán bộ
- Vụ Chính sách cán bộ
- Vụ Địa phương I (tại Hà Nội, gọi tắt là Vụ I)
- Vụ Địa phương II (tại Đà Nẵng, gọi tắt là Vụ II)
- Vụ Địa phương III (tại Thành phố Hồ Chí Minh, gọi tắt là Vụ III)
- Vụ Các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương (gọi tắt là Vụ V)
- Vụ Tổ chức - Cán bộ cơ quan
- Cục Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
- Cục Bảo vệ chính trị nội bộ
- Văn phòng Ban
- Viện Khoa học tổ chức, cán bộ
- Tạp chí Xây dựng Đảng
Như vậy, Ban Tổ chức Trung ương có 14 cơ quan, đơn vị trực thuộc.
Ban Tổ chức Trung ương thực hiện nghiên cứu, tham mưu thuộc nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 152-QĐ/TW năm 2018 quy định thực hiện nghiên cứu, tham mưu của Ban Tổ chức Trung ương như sau:
- Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, tham mưu xây dựng, sửa đổi, bổ sung, cụ thể hoá Điều lệ Đảng, đường lối của Đảng về tổ chức hệ thống chính trị, chiến lược cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ; chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị nghị quyết đại hội, các nghị quyết, chỉ thị và quyết định, quy định, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các lĩnh vực nêu trên.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư thống nhất quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, chính sách tiền lương của hệ thống chính trị.
- Nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan nhà nước trong việc thể chế hóa các nghị quyết, quyết định của Đảng về lĩnh vực tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức.
- Chủ trì, phối hợp xây dựng các đề án về tổ chức bộ máy đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; về xây dựng cơ sở đảng; về quản lý cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ và chính sách cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; về quản lý công chức, viên chức cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
- Chủ trì, phối hợp giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, nhận xét, đánh giá, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, cho thôi chức vụ, đình chỉ chức vụ, giới thiệu ứng cử đối với các chức danh cán bộ thuộc thẩm quyền trực tiếp quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cán bộ thuộc diện quy hoạch để đảm nhiệm các chức danh này.
- Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, đề xuất, tham mưu về đường lối, chủ trương, chính sách cán bộ và công tác cán bộ; chủ trương, chính sách đối với cán bộ, công chức thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
- Tham mưu những chủ trương, chính sách lớn và phối hợp tổ chức thực hiện về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị.
- Nghiên cứu, đề xuất chủ trương, giải pháp bảo vệ chính trị nội bộ trong hệ thống chính trị.
- Tham mưu việc thực hiện thí điểm một số chủ trương, mô hình mới về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, công tác cán bộ, đảng viên và chủ trì sơ kết, tổng kết việc thực hiện thí điểm đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?