Ban hành Nghị định 140/2024 quy định thanh lý rừng trồng áp dụng từ 25 10? Trường hợp rừng trồng được thanh lý theo Nghị định 140/2024?
- Ban hành Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định thanh lý rừng trồng áp dụng từ 25 10?
- Các trường hợp nào rừng trồng được thanh lý theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP?
- Trình tự, thủ tục thanh lý rừng trồng theo Nghị định 140/2024 như thế nào?
Ban hành Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định thanh lý rừng trồng áp dụng từ 25 10?
Ngày 25/10/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định thanh lý rừng trồng.
Tải về Toàn văn Nghị định 140/2024/NĐ-CP
Cụ thể, Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về trình tự, thủ tục thanh lý và quản lý, sử dụng số tiền thu được từ thanh lý rừng trồng thuộc sở hữu toàn dân. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định cụ thể, việc thanh lý rừng trồng được thực hiện theo điều ước quốc tế đã ký kết.
Tại Điều 5 Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thanh lý rừng trồng như sau:
- Tuân thủ theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; pháp luật về quản lý đầu tư công và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
- Thực hiện thanh lý rừng trồng bảo đảm kịp thời, tránh làm thất thoát, lãng phí kinh phí và tài sản.
- Thực hiện thanh lý đối với diện tích rừng trồng bị thiệt hại và đảm bảo có đầy đủ hồ sơ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Phục hồi rừng sau thanh lý theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
Theo đó, việc thanh lý rừng trồng cần tuân thủ những nguyên tắc theo quy định như đã nêu trên.
Ban hành Nghị định 140/2024 quy định thanh lý rừng trồng áp dụng từ 25 10? Trường hợp rừng trồng được thanh lý theo Nghị định 140/2024? (Hình từ internet)
Các trường hợp nào rừng trồng được thanh lý theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về các trường hợp rừng trồng được thanh lý như sau:
- Rừng trồng đang trong giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP và không đáp ứng các chỉ tiêu nghiệm thu sau khi trồng rừng theo quy định của pháp luật về đầu tư công trình lâm sinh.
- Rừng trồng sau giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP và không đạt tiêu chuẩn quốc gia về rừng trồng. Chỉ khai thác tận dụng hoặc chặt bỏ đối với những cây không còn khả năng phục hồi; những cây còn khả năng phục hồi được thống kê, kiểm đếm và đề xuất giải pháp phục hồi tại Phương án thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 04 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 140/2024/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng như sau:
Thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.
2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trông thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Theo đó, thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương thuộc về Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương. Còn Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trông thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Trình tự, thủ tục thanh lý rừng trồng theo Nghị định 140/2024 như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thanh lý rừng trồng như sau:
- Lập biên bản kiểm tra hiện trường:
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt thiên tai, dịch bệnh, tổ chức có rừng trồng bị thiệt hại do nguyên nhân quy định Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP, có văn bản đề nghị xác nhận theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP gửi cơ quan kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan chuyên môn cấp huyện được giao (sau đây gọi là cơ quan chuyên môn cấp huyện);
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan chuyên môn cấp huyện tổ chức kiểm tra hiện trường để xác định nguyên nhân, mức độ thiệt hại rừng trồng.
Thành phần đoàn kiểm tra hiện trường gồm đại diện: cơ quan chuyên môn cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có rừng bị thiệt hại; chủ rừng hoặc chủ đầu tư dự án có rừng bị thiệt hại; cơ quan chuyên môn cấp huyện xác định nguyên nhân (cơ quan phòng chống thiên tai đối với các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP hoặc cơ quan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thực vật đối với các nguyên nhân quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP); các cơ quan, đơn vị có liên quan khác (nếu có).
+ Kết quả kiểm tra hiện trường được lập thành biên bản theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP.
- Tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý rừng trồng nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 140/2024/NĐ-CP đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư hoặc khoản 2 Điều 9 Nghị định 140/2024/NĐ-CP đối với rừng trồng sau giai đoạn đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 140/2024/NĐ-CP.
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay về tính đầy đủ, hợp lệ của thành phần hồ sơ cho tổ chức trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc;
+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định pháp luật, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức và nêu rõ lý do;
+ Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định 45/2020/NĐ-CP: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định pháp luật, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 4 Điều này và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP. Trường hợp rừng trồng không đủ điều kiện thanh lý, cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng trả lời bằng văn bản cho tổ chức biết và nêu rõ lý do.
- Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng thành lập Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo cơ quan tiếp nhận hồ sơ; thành viên Hội đồng gồm: đại diện cơ quan quản lý cấp trên của tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý (nếu có), cơ quan tài chính; chuyên gia, nhà khoa học (nếu có) và đại diện các cơ quan liên quan khác (nếu có). Hội đồng thẩm định hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng thực hiện các nội dung sau:
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng tổ chức xác minh, kiểm tra hiện trường. Thành phần tham gia gồm: đại diện Hội đồng thẩm định; cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp nơi có diện tích rừng đề nghị thanh lý; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có rừng đề nghị thanh lý; tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý rừng; các cơ quan liên quan khác (nếu có). Kết quả xác minh, kiểm tra hiện trường được lập thành biên bản theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP;
Tổ chức họp Hội đồng thẩm định: căn cứ chỉ tiêu nghiệm thu sau khi trồng rừng (đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư) hoặc tiêu chuẩn quốc gia về rừng trồng (đối với rừng trồng sau giai đoạn đầu tư), Hội đồng thẩm định họp, xem xét hồ sơ và các nội dung trong phương án thanh lý rừng trồng.
Trước khi họp Hội đồng, các thành viên Hội đồng gửi ý kiến bằng văn bản có xác nhận của đơn vị nơi thành viên Hội đồng công tác. Kết quả họp Hội đồng được lập thành biên bản theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP.
+ Sau khi nhận được biên bản họp của Hội đồng thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng. Hồ sơ trình gồm:
Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 140/2024/NĐ-CP đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư hoặc khoản 2 Điều 9 Nghị định 140/2024/NĐ-CP đối với rừng trồng sau giai đoạn đầu tư;
Biên bản xác minh, kiểm tra hiện trường, xác định mức độ thiệt hại rừng theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP (trong trường hợp Hội đồng thẩm định có tổ chức xác minh, kiểm tra hiện trường);
Biên bản họp Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
Báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP;
Dự thảo quyết định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
- Trường hợp thanh lý rừng trồng xảy ra trước ngày Nghị định 140/2024/NĐ-CP có hiệu lực
+ Hồ sơ thanh lý rừng trồng đã lập, gồm: Tờ trình đề nghị thanh lý rừng trồng không thành rừng; bản sao hồ sơ thiết kế, dự toán trồng rừng; bản sao quyết định phê duyệt dự án; biên bản xác minh hiện trường có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có rừng trồng không thành rừng; Phương án thanh lý rừng trồng.
+ Trình tự, thủ tục thanh lý rừng trồng đối với trường hợp này thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 12 Nghị định 140/2024/NĐ-CP.
*Nghị định 140/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/10/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?