Admm+ là cơ chế hợp tác nào? Admm+ lần thứ nhất được tổ chức tại quốc gia nào? Hội nghị Admm+ là gì?
Admm+ là cơ chế hợp tác nào? Admm+ viết tắt của từ gì? Admm+ lần thứ nhất được tổ chức tại quốc gia nào?
Xem thêm: Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân khi thành lập ai làm đội trưởng?
Thông tin dưới đây sẽ cung cấp về:
"Admm+ là cơ chế hợp tác nào? Admm+ lần thứ nhất được tổ chức tại quốc gia nào? Hội nghị Admm+ là gì?"
Để củng cố hòa bình trong một thế giới đầy biến động với những thách thức an ninh mà không quốc gia đơn lẻ nào có thể ứng phó hiệu quả, luôn đòi hỏi những ý tưởng mới, ý chí, quyết tâm và những nỗ lực không mệt mỏi. Ý tưởng về một cơ chế hợp tác giữa Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và các đối tác đã xuất hiện từ năm 2006.
Năm 2010, ý tưởng ấy lần đầu tiên chính thức được hiện thực hóa tại Thủ đô Hà Nội (Việt Nam) với tên gọi: Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng (ADMM+). Tại ADMM+ lần đầu tiên đã diễn ra một điều chưa từng thấy trong lịch sử đương đại khi Bộ trưởng Quốc phòng của 18 quốc gia, trong đó có những quốc gia có tiềm lực quân sự quốc phòng mạnh nhất thế giới, ngồi lại với nhau để đối thoại về hòa bình và hợp tác, ngồi với nhau để cam kết không sử dụng vũ lực và dùng sức mạnh quốc phòng, để phục vụ cho phát triển của khu vực và trên thế giới. Kể từ khi Hội nghị lần thứ nhất được tổ chức, trải qua 10 năm, ADMM+ đã phát triển không ngừng, những kết quả hợp tác trong khuôn khổ ADMM+ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với hòa bình, ổn định, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau trong khu vực, tạo tiền đề quan trọng cho ASEAN gia tăng liên kết khu vực sâu rộng hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Với cột mốc khởi đầu tại Hà Nội, từ việc được tổ chức 3 năm 1 lần, đến nay ADMM+ đã được tổ chức thường niên và đã trải qua 7 kì ADMM+; đó là ADMM+ lần thứ 1 được tổ chức tại Việt Nam, ADMM+ lần thứ 2 được tổ chức tại Bru-nây, ADMM+ lần thứ 3 tại Ma-lai-xi-a, ADMM+ lần thứ 4 tại Phi-líp-pin, ADMM+ lần thứ 5 tại Xin-ga-po, ADMM+ lần thứ 6 tại Thái Lan và ADMM+ lần thứ 7 tại Việt Nam.
ADMM+ từ 5 lĩnh vực ưu tiên hợp tác ban đầu, gồm: “An ninh biển”, “Gìn giữ hòa bình”, “Chống khủng bố”, “Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa”, “Quân y”, sự hợp tác của ASEAN và các nước Cộng thêm toàn diện với các lĩnh vực “Hành động mìn nhân đạo” và “An ninh mạng”. Không chỉ trao đổi quan điểm thẳng thắn và cởi mở về những thách thức để xây dựng lòng tin, tăng cường minh bạch, chúng ta còn có những hoạt động hợp tác hiệu quả trên thực tế, như: diễn tập “Kết hợp nhóm chuyên gia ADMM+ về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa và quân y”; “Diễn tập Thực binh kết hợp Nhóm chuyên gia ADMM+ về Hành động mìn nhân đạo và Gìn giữ hòa bình”, “Diễn tập thực binh nhóm chuyên gia ADMM+ về an ninh hàng hải”.
Theo đó, Admm+ là cơ chế hợp tác quốc phòng đa phương cao nhất của ASEAN với các đối tác ngoài khu vực.
Admm+ lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội.
Hội nghị Admm+ hay còn gọi là Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng.
.*Lưu ý: Thông tin trên mang tính chất tham khảo
Thông tin trên cung cấp về: "Admm+ là cơ chế hợp tác nào? Admm+ lần thứ nhất được tổ chức tại quốc gia nào? Hội nghị Admm+ là gì?" và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng.
Admm là cơ chế hợp tác nào? Admm viết tắt của từ gì? Admm+ lần thứ nhất được tổ chức tại quốc gia nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc chung của các cơ quan tham gia hợp tác ASEAN là gì?
Tại Điều 2 Quyết định 142/QĐ-TTg năm 2009 quy định về nguyên tắc chung của các cơ quan tham gia hợp tác ASEAN như sau:
- Các cơ quan tham gia hợp tác ASEAN có trách nhiệm thường xuyên liên hệ và phối hợp công tác với các cơ quan liên quan khác. Lãnh đạo các cơ quan tham gia hợp tác ASEAN có trách nhiệm chỉ đạo và đôn đốc việc thực hiện công tác phối hợp, bảo đảm chặt chẽ và hiệu quả.
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan và sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thực hiện sự phối hợp công tác trong phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan mình về những nội dung liên quan đến hợp tác ASEAN của Việt Nam.
- Bảo đảm sự thống nhất và đồng bộ trong trao đổi và xử lý thông tin, tham mưu, đề xuất và triển khai các chủ trương, chính sách của Việt Nam trong quá trình tham gia hợp tác ASEAN.
Quy định về chế độ giao ban định kỳ của Hội đồng Cộng đồng ASEAN ra sao?
Tại Điều 7 Quyết định 142/QĐ-TTg năm 2009 quy định về chế độ giao ban định kỳ như sau:
- Định kỳ hai lần trong năm, trước các cuộc họp của các Hội đồng Cộng đồng ASEAN, Cơ quan chủ trì từng trụ cột Cộng đồng tổ chức họp giao ban với các cơ quan tham gia trụ cột Cộng đồng đó để trao đổi về những diễn biến trong hợp tác ASEAN thuộc trụ cột đó, với thành phần tham dự ở cấp Bộ hoặc cấp Cục/Vụ tùy theo nội dung yêu cầu, để xác định biện pháp phối hợp hành động thúc đẩy những vấn đề mà Việt Nam có lợi ích cũng như thống nhất chủ trương xử lý những vấn đề lớn, phức tạp mới nảy sinh. Trong trường hợp thật sự cần thiết, có thể tổ chức họp thêm.
Kết quả giao ban do Cơ quan chủ trì từng trụ cột Cộng đồng tập hợp, thông báo cho các cơ quan tham gia trụ cột đó; đồng thời sao gửi cho Ban Thư ký Quốc gia về ASEAN.
- Định kỳ hai lần trong năm, trước khi diễn ra các cuộc họp của Hội đồng Điều phối ASEAN; Hội nghị cấp cao ASEAN và sau cuộc họp giao ban giữa các cơ quan chủ trì các trụ cột Cộng đồng, Cơ quan điều phối quốc gia về ASEAN tổ chức họp giao ban giữa các Cơ quan chủ trì từng trụ cột Cộng đồng để trao đổi về những diễn biến mới trong hợp tác ASEAN với thành phần tham dự ở cấp Bộ hoặc cấp Cục/Vụ tùy theo yêu cầu của từng nội dung để xác định những biện pháp phối hợp hành động thúc đẩy những vấn đề Việt Nam có lợi ích cũng như chủ trương xử lý những vấn đề phức tạp mới nảy sinh. Trong trường hợp thật sự cần thiết, có thể tổ chức họp thêm.
Cơ quan điều phối quốc gia về ASEAN chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả giao ban đưa vào báo cáo định kỳ 06 tháng, trình Thủ tướng Chính phủ và sao gửi các Cơ quan chủ trì từng trụ cột Cộng đồng.
- Định kỳ một năm một lần vào dịp cuối năm, Ban Thư ký Quốc gia về ASEAN tổ chức họp giao ban với tất cả các cơ quan tham gia hợp tác ASEAN với thành phần tham dự ở cấp Cục/Vụ hoặc cấp Phòng. Mục đích giao ban là kiểm điểm tình hình hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam trong năm qua và đề ra kế hoạch công tác trong năm tới, giúp các cơ quan chuẩn bị báo cáo tổng kết năm về tình hình tham gia hoạt động của ASEAN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỳ kế toán đầu tiên sau khi sáp nhập, sổ kế toán được doanh nghiệp mới ghi phải phản ánh những gì?
- Mẫu tổng hợp các ngành nghề, công việc hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hiện nay là mẫu nào?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam có phải là tổ chức chính trị - xã hội? Ai được tham gia Hội Cựu chiến binh Việt Nam?
- Cách viết Bản kiểm điểm tập thể chi bộ cuối năm 2024 mới nhất? Mẫu Bản kiểm điểm tập thể chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Tổng hợp mẫu phiếu bầu trong đại hội Đoàn các cấp chuẩn Hướng dẫn 66? Thực hiện chương trình Đại hội đoàn như nào?