06 Đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế? Những đối tượng này có được tự nguyện tinh giản không?

Cho tôi hỏi: 06 Đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế? Những đối tượng này có được tự nguyện tinh giản không? - Câu hỏi của anh Q.H (Long Xuyên).

Đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế gồm những ai? Những đối tượng này có được tự nguyện tinh giản không?

Căn cứ Nghị định 29/2023/NĐ-CP về tinh giản biên chế. Các đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế được xác định theo Điều 4 Nghị định 29/2023/NĐ-CP như sau:

Đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế
1. Những người đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.
2. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.

Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế bao gồm:

- Người đang trong thời gian mang thai;

- Người nghỉ thai sản;

- Người đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

- Người đang trong thời gian xem xét kỷ luật;

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Người đang bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.

Như vậy, người chưa thực hiện tinh giản biên chế bao gồm 06 đối tượng nêu trên.

Riêng đối với những người đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì được phép xin tự nguyện tinh giản biên chế.

06 Đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế? Những đối tượng này có được tự nguyện tinh giản không?

06 Đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế? Những đối tượng này có được tự nguyện tinh giản không? (Hình từ Internet)

Việc tinh giản biên chế hiện nay được thực hiện theo những nguyên tắc nào?

Nguyên tắc tinh giản biên chế được quy định tại Điều 3 Nghị định 29/2023/NĐ-CP với 06 nguyên tắc chính.

Cụ thể như sau:

Nguyên tắc tinh giản biên chế
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.
2. Gắn tinh giản biên chế với sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, phù hợp với cơ chế tự chủ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
4. Bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước.
5. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
6. Đối tượng tinh giản biên chế nếu được bầu cử, tuyển dụng lại vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian 60 tháng kể từ ngày thực hiện tinh giản biên chế thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã nhận cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi trả trợ cấp.

Như vậy, việc thực hiện tinh giản biên chế cần tuân theo các nguyên tắc nêu trên.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng tinh giản biên chế phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.

Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế được lấy từ những nguồn nào?

Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế được quy định tại Điều 11 Nghị định 29/2023/NĐ-CP như sau:

Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế
1. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 2 Nghị định này do ngân sách nhà nước cấp.
Riêng đối với đối tượng là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
Riêng người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ kinh phí thường xuyên của cơ quan, tổ chức.
2. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này được lấy từ kinh phí thường xuyên hoặc từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị.
3. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này được lấy từ kinh phí thường xuyên của Hội bao gồm nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên, nguồn từ hội phí và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
4. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 18 Nghị định này được lấy từ nguồn thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư của doanh nghiệp đó khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
5. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định khoản 4 Điều 18 Nghị định này được lấy từ kinh phí thường xuyên của Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

Như vậy, theo quy định thì việc thực hiện tinh giản biên chế được lấy kinh phí từ 05 nguồn nêu trên.

Tinh giản biên chế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn chuyên môn nghiệp vụ có đương nhiên bị tinh giản biên chế không?
Pháp luật
Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
Pháp luật
CBCCVC hưởng chế độ tinh giản biên chế trước 1 1 2025 thì không áp dụng Nghị định 178 và Nghị định 177 trong trường hợp nào?
Pháp luật
Cán bộ, công chức nào nghỉ hưu sớm không bị trừ lương hưu? Tổng thời gian tính trợ cấp nghỉ hưu sớm?
Pháp luật
Người đứng đầu trực tiếp quản lý đối tượng tinh giản biên chế có trách nhiệm như thế nào theo Nghị định 29?
Pháp luật
Tiền lương tháng liền kề trước khi tinh giản biên chế được xác định như thế nào? Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế?
Pháp luật
Chế độ tinh giản biên chế dành cho cán bộ, công chức, viên chức thôi việc theo Nghị định 29 là gì?
Pháp luật
Công chức viên chức đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi có được thực hiện tinh giản biên chế không?
Pháp luật
Hướng dẫn xác định thời gian hưởng trợ cấp tinh giản biên chế nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 29?
Pháp luật
Cách viết mẫu đơn xin tự nguyện tinh giản biên chế? Nguyên tắc chi trả chế độ chính sách tinh giản biên chế là gì?
Pháp luật
Đối tượng tinh giản biên chế nếu được bầu cử, tuyển dụng lại thì phải có trách nhiệm như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tinh giản biên chế
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
908 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tinh giản biên chế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tinh giản biên chế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào