05 điểm mới dự thảo Thông tư hướng dẫn về hóa đơn chứng từ mới nhất? Nội dung hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền từ 1/6/2025 gồm những gì?
05 điểm mới dự thảo Thông tư hướng dẫn về hóa đơn chứng từ mới nhất?
Vừa qua, Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn về hóa đơn chứng từ lần 2. Tại dự thảo lần 2 này Bộ Tài Chính quy định 05 điểm mới hướng dẫn về hóa đơn chứng từ đáng chú ý như sau:
(1) Bỏ yêu cầu người bán ủy nhiệm lập hóa đơn là bên có quan hệ liên kết
Tại điểm a khoản 1 Điều 4 dự thảo Thông tư quy định người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được ủy nhiệm lập hóa đơn cho bên thứ ba là:
- Đối tượng đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử
- Không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử
(2) Bổ sung kí hiệu mẫu số hóa đơn thương mại điện tử
Tại điểm a khoản 1 Điều 5 Dự thảo Thông tư quy định về ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử đã bổ sung thêm ký hiệu số 7.
- Số 7: Phản ánh hóa đơn thương mại điện tử
Ngoài ra, tại điểm b khoản 1 Điều 5 Dự thảo Thông tư bổ sung ký hiệu loại hóa đơn thương mại điện tử là chữ X.
- Chữ X: Áp dụng đối với hóa đơn thương mại điện tử.
Ví dụ: Ký hiệu hóa đơn "7K25XAB" là hóa đơn thương mại điện tử loại không có mã được lập năm 2025 do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế.
(3) Bổ sung nội dung hóa đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế
Tại Điều 7 Dự thảo Thông tư đề cập đến nội dung hóa đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế sẽ gồm có 3 phần:
[1] Nội dung hóa đơn
Phần A: Dành cho doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế lập khi bán hàng hóa, bao gồm các nội dung sau:
- Tên hóa đơn: HÓA ĐƠN KIÊM TỜ KHAI HOÀN THUẾ.
- Ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.
- Thông tin doanh nghiệp bán hàng: Tên, địa chỉ, mã số thuế.
- Thông tin khách hàng: Họ tên, quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập xuất cảnh (bao gồm số, ngày cấp, ngày hết hạn).
- Thông tin hàng hóa:
Tên hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
Thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế suất thuế GTGT, tổng số tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT.
Tên hàng hóa ghi rõ: nhãn hiệu, ký hiệu hàng hóa (số seri, model nếu có), xuất xứ (đối với hàng nhập khẩu), số máy (đối với hàng cơ khí điện tử).
- Chữ ký số của người bán và chữ ký của người mua trên bản hiển thị của hóa đơn điện tử.
- Hình thức thanh toán: Ghi rõ số tiền thanh toán theo từng hình thức (tiền mặt hoặc thẻ quốc tế, bao gồm tên thẻ, số thẻ).
Phần B: Dành cho cơ quan hải quan ghi kết quả kiểm tra hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế, hàng hóa, và tính số thuế GTGT được hoàn, bao gồm:
- Số thứ tự hàng hóa.
- Tên hàng hóa.
- Số lượng.
- Số tiền thuế GTGT ghi trên hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế.
- Số tiền thuế GTGT được hoàn theo quy định.
- Thời điểm kiểm tra: Ghi rõ ngày, tháng, năm.
- Tên, chữ ký của công chức hải quan kiểm tra.
Phần C: Dành cho ngân hàng thương mại là đại lý hoàn thuế lập, bao gồm:
- Số hiệu, ngày tháng chuyến bay/chuyến tàu của người nước ngoài xuất cảnh.
- Số tiền thuế hoàn cho người nước ngoài xuất cảnh.
- Hình thức thanh toán: Ghi rõ số tiền thanh toán theo từng hình thức (tiền mặt hoặc thẻ quốc tế, bao gồm tên thẻ, số thẻ).
- Thời điểm thanh toán: Ghi rõ ngày, tháng, năm.
Ngoài ra, chữ viết trên hóa đơn GTGT kiêm tờ khai hoàn thuế sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh.Tiếng Anh được đặt trong ngoặc đơn () bên phải hoặc ngay dưới dòng tiếng Việt, với cỡ chữ bằng hoặc nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
(4) Bổ sung tiêu chí xác định rủi ro về thuế cao trong đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
Căn cứ Điều 9 dự thảo Thông tư đề cập trường hợp kết quả đối chiếu thông tin khớp đúng, người nộp thuế xác nhận trên Cổng thông tin điện tử của Cục Thuế đúng thời hạn nhưng người nộp thuế có một trong những dấu hiệu sau thì thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 11 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP, dự kiến sẽ có 04 tiêu chí xác định rủi ro cao về thuế trong đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử gồm:
Tiêu chí 1: Người nộp thuế có chủ sở hữu/người đại diện theo pháp luật, đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh/chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là chủ sở hữu/người đại diện theo pháp luật, đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh/chủ doanh nghiệp tư nhân có kết luận của cơ quan quản lý nhà nước có thấm quyền có hành vi gian lận, mua bán hóa đơn trên cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế.
Tiêu chí 2: Người nộp thuế có chủ sở hữu/người đại diện theo pháp luật, đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh/chủ doanh nghiệp tư nhân thuộc danh sách có giao dịch đáng ngờ.
Tiêu chí 3: Người nộp thuế đăng ký địa chỉ trụ sở chính không có địa chỉ cụ thể theo địa giới hành chính/đặt tại chung cư/địa điểm kinh doanh ngoài phạm vi cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính/chi nhánh.
Tiêu chí 4: Người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro khác do cơ quan thuế xác định.
(5) Từ 1/6/2025 chuyển sang chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử
Theo khoản 2 Điều 12 tại Dự thảo Thông tư dự kiến từ ngày 01/6/2025, tổ chức khấu trừ thuế TNCN phải ngừng sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử đã thực hiện trước đây và chuyển sang hình thức chứng từ khấu trừ TNCN điện tử theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP.
>>> Xem chi tiết dự thảo Thông tư hướng dẫn về hóa đơn chứng từ...Tại đây
05 điểm mới dự thảo Thông tư hướng dẫn về hóa đơn chứng từ mới nhất? Nội dung hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền từ 1/6/2025 gồm những gì? (Hình ảnh từ Internet)
Nội dung hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền từ ngày 01/6/2025 bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP) quy định về hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền như sau:
Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
...
2. Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:
a) Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;
b) Không bắt buộc có chữ ký số;
c) Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.
3. Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ, mã số thuế người bán;
b) Tên, địa chỉ, mã số thuế/số định danh cá nhân/số điện thoại của người mua theo quy định (nếu người mua yêu cầu);
c) Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số lượng, giá thanh toán. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải ghi rõ nội dung giá bán chưa thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán có thuế giá trị gia tăng;
d) Thời điểm lập hóa đơn;
đ) Mã của cơ quan thuế hoặc dữ liệu điện tử để người mua có thể truy xuất, kê khai thông tin hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
Người bán gửi hoá đơn điện tử cho người mua bằng hình thức điện tử (tin nhắn, thư điện tử và các hình thức khác) hoặc cung cấp đường dẫn hoặc mã QR để người mua tra cứu, tải hoá đơn điện tử.”
...
Như vậy, nội dung hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền bao gồm:
- Tên, địa chỉ, mã số thuế người bán;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế/số định danh cá nhân/số điện thoại của người mua theo quy định (nếu người mua yêu cầu);
- Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số lượng, giá thanh toán. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải ghi rõ nội dung giá bán chưa thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán có thuế giá trị gia tăng;
- Thời điểm lập hóa đơn;
- Mã của cơ quan thuế hoặc dữ liệu điện tử để người mua có thể truy xuất, kê khai thông tin hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
Người bán gửi hoá đơn điện tử cho người mua bằng hình thức điện tử (tin nhắn, thư điện tử và các hình thức khác) hoặc cung cấp đường dẫn hoặc mã QR để người mua tra cứu, tải hoá đơn điện tử.
Trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý hóa đơn chứng từ điện tử là gì?
Căn cứ theo Điều 57 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý hóa đơn chứng từ điện tử như sau:
(1) Tổng cục Thuế có trách nhiệm:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử, hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ điện tử để phục vụ công tác quản lý thuế, phục vụ công tác quản lý nhà nước của các cơ quan khác của nhà nước (công an, quản lý thị trường, bộ đội biên phòng, các cơ quan có liên quan), phục vụ nhu cầu xác minh, đối chiếu hóa đơn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân;
- Thông báo các loại hóa đơn, chứng từ đã được phát hành, được báo mất, không còn giá trị sử dụng.
(2) Cục Thuế địa phương có trách nhiệm:
- Quản lý hoạt động tạo, phát hành hóa đơn, chứng từ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn;
- Đặt in, phát hành các loại hóa đơn để bán cho các đối tượng theo quy định tại Nghị định này;
- Thanh tra, kiểm tra hoạt động tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn, chứng từ trên địa bàn.
(3) Chi cục Thuế địa phương có trách nhiệm:
- Kiểm tra việc sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; sử dụng chứng từ điện tử trong phạm vi được phân cấp quản lý thuế;
- Theo dõi, kiểm tra hoạt động hủy hóa đơn, chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính trong phạm vi được phân cấp quản lý thuế.
Lưu ý: Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/6/2025.






Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xét tặng Kỷ niệm chương đối với cá nhân cộng tác với lực lượng Công an nhân dân mới nhất 2025 ra sao?
- Có phải đổi lại giấy tờ khi sáp nhập đơn vị hành chính không? Lệ phí cấp đổi như thế nào?
- Thưởng đột xuất lên tới 8 lần lương cơ sở đối với sĩ quan, quân nhân hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
- Đã có Công văn 1875 triển khai phần mềm quản lý dạy thêm học thêm tại TPHCM? Nguyên tắc dạy thêm học thêm ra sao?
- 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân là ngày nào? Ý nghĩa của việc xác định ngày truyền thống CAND Việt Nam là gì?