03 khoản tăng đối với BHYT khi tăng lương cơ sở? Mức đóng BHYT hộ gia đình tăng bao nhiêu khi tăng lương cơ sở?
Mức đóng BHYT hộ gia đình tăng bao nhiêu khi tăng lương cơ sở?
Căn cứ Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế
Tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
...
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Theo đó, mức đóng BHYT đối với BHYT hộ gia đình được xác định như sau:
- Người thứ nhất: 4,5% mức lương cơ sở;
- Người thứ 2: 70% mức đóng của người thứ nhất (3,15% mức lương cơ sở);
- Người thứ 3: 60% mức đóng của người thứ nhất (2,7% mức lương cơ sở);
- Người thứ 4: 50% mức đóng của người thứ nhất (2,25% mức lương cơ sở);
- Người thứ 5 trở đi: 40% mức đóng của người thứ nhất (1,8% mức lương cơ sở).
Cụ thể, khi tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP, mức đóng BHYT hộ gia đình tăng như sau:
Đối tượng | Mức đóng (đồng/tháng) |
Người thứ nhất | 81.000 |
Người thứ hai | 56.700 |
Người thứ ba | 48.600 |
Người thứ tư | 40.500 |
Người thứ năm trở đi | 32.400 |
03 khoản tăng đối với BHYT khi tăng lương cơ sở? Mức đóng BHYT hộ gia đình tăng bao nhiêu khi tăng lương cơ sở?
Mức chi phí khám chữa bệnh để được BHYT thanh toán 100% có tăng không?
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trong trường hợp chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở thì người tham gia BHYT được thanh toán 100% chi phí.
Hiện nay, người tham gia BHYT được thanh toán 100% chi phí khi mức chi phí cho 01 lần khám bệnh thấp hơn 223.500 đồng (15% mức lương cơ sở).
Khi lương cơ sở tăng lên, mức chi phí cho 01 lần khám bệnh nêu trên sẽ thay đổi thành 270.000 đồng. Cụ thể, nếu chi phí cho một lần khám chữa bệnh của người bệnh thấp hơn 270.000 đồng thì được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí.
Mức thanh toán trực tiếp của BHYT thay đổi như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức thanh toán trực tiếp được giới hạn bởi mức lương cở sở, cụ thể như sau:
Mức thanh toán trực tiếp
1. Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán như sau:
a) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh;
b) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.
2. Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.
3. Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.
4. Trường hợp người bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu không đúng quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú.
Theo nội dung quy định trên, mức thanh toán trực tiếp khi tăng lương cơ sở như sau:
Trường hợp | Tỷ lệ thanh toán | Mức thanh toán trực tiếp hiện nay | Mức thanh toán trực tiếp từ 1/7 |
KCB tại cơ sở KCB bệnh tuyến huyện và tương đương không có hợp đồng KCB BHYT | |||
Ngoại trú | không quá 0,15 lần mức lương cơ sở | 223.500 đồng | 270.000 đồng |
Nội trú | không quá 0,5 lần mức lương cơ sở | 745.000 đồng | 900.000 đồng |
KCB nội trú tại cơ sở KCB tuyến tỉnh và tương đương không có hợp đồng KCB BHYT | không quá 1,0 lần mức lương cơ sở | 1.490.000 đồng | 1.800.000 đồng |
KCB nội trú tại cơ sở KCB tuyến trung ương và tương đương không có hợp đồng KCB BHYT | không quá 2,5 lần mức lương cơ sở | 3.725.000 đồng | 4.500.000 đồng |
KCB tại nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu không đúng quy định | |||
Nội trú | không quá 0,5 lần mức lương cơ sở | 745.000 đồng | 900.000 đồng |
Ngoại trú | không quá 0,15 lần mức lương cơ sở | 223.500 đồng | 270.000 đồng |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?