Hồ sơ trình Thủ tướng chính phủ xem xét thay đổi mục tiêu quan trọng cần những giấy tờ gì? Hiện có bao nhiêu mục tiêu quan trọng cần bảo vệ?
Các mục tiêu quan trọng cần được lực lượng Cảnh sát nhân dân bảo vệ gồm những mục tiêu nào?
Theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 37/2009/NĐ-CP thì các mục tiêu quan trọng cần được lực lượng Cảnh sát nhân dân bảo vệ gồm:
(1) Trụ sở Bộ Ngoại giao.
(2) Trụ sở Bộ Công an.
(3) Trụ sở Bộ Tài chính.
(4) Trụ sở Bộ Nội vụ.
(5) Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
(6) Trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
(7) Trụ sở Tòa án nhân dân tối cao.
(8) Trụ sở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
(9) Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính.
(10) Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước Bộ Nội vụ
(11). Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.
(12) Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
(13) Trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam.
(14) Trụ sở cơ quan lãnh sự tại Việt Nam.
(15) Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam và trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế khác tại Việt Nam được Chính phủ cam kết bảo vệ an ninh theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
(16) Kho tiền, kim loại quý, đồ quý và các tài sản quý hiếm khác được Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý và bảo quản.
(17) Trụ sở các nhà máy in, đúc tiền, nơi tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
(18) Trung tâm Phát thanh Quốc gia, Trung tâm Sản xuất và Lưu trữ Chương trình thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam.
(19) Đài phát sóng trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam.
(20) Cơ quan thường trú trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam tại các khu vực: Đông Bắc, Tây Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và tại Thành phố Hồ Chí Minh.
(21) Đài Truyền hình Việt Nam tại Hà Nội.
(22) Đài thu phát sóng truyền hình trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam.
(23) Cục Bưu điện Trung ương thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
(24) Bưu điện CP16 thuộc Cục Bưu điện Trung ương.
(25) Trụ sở Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(26) Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(27) Kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(28) Đài Phát thanh, Đài Truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(29) Trạm phát sóng phát thanh, trạm phát sóng truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(30) Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Phú Thọ.
(31) Khu di tích Kim Liên, Nghệ An.
(32) Quảng trường Hồ Chí Minh, Nghệ An.
(33) Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh Bình Thuận.
(34) Nhà máy nước Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
(35) Tổng kho xăng dầu Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
(36) Công trình Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Hồ sơ trình Thủ tướng chính phủ xem xét thay đổi mục tiêu quan trọng cần những giấy tờ gì? Hiện có bao nhiêu mục tiêu quan trọng cần bảo vệ? (Hình từ Internet)
Lực lượng Cảnh sát nhân khi bảo vệ mục tiêu quan trọng có được trang bị vũ trang để thực hiện nhiệm vụ không?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 37/2009/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 39/2021/NĐ-CP) quy định về trách nhiệm của lực lượng Cảnh sát nhân khi bảo vệ mục tiêu quan trọng như sau:
Trách nhiệm của cơ quan có mục tiêu được bố trí lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ
1. Chịu trách nhiệm chính trong công tác bảo vệ an ninh nội bộ, an toàn tài sản và trật tự bên trong mục tiêu.
2. Xác định địa điểm là trụ sở chính của cơ quan, có văn bản yêu cầu lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ.
3. Chủ động phối hợp với đơn vị Cảnh sát nhân dân trực tiếp vũ trang canh gác bảo vệ trong việc xây dựng phương án, thực tập phương án, xây dựng nội quy bảo vệ cơ quan, cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin tình hình có liên quan.
4. Chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để xây dựng, lắp đặt vọng gác, thiết bị phục vụ công tác vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu của lực lượng Cảnh sát nhân dân; trang bị cơ sở vật chất, thiết bị bảo vệ gắn liền mục tiêu; ứng dụng công nghệ khoa học - kỹ thuật phục vụ bảo vệ an ninh, an toàn mục tiêu.
5. Tạo điều kiện sinh hoạt cần thiết, thuận lợi cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân trực tiếp vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu.
6. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về công tác bảo vệ an ninh, an toàn mục tiêu, tạo điều kiện giúp đỡ lực lượng Cảnh sát nhân dân trong phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại mục tiêu.
Theo đó, khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu quan trọng về về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội thì cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân sẽ được tạo điều kiện sinh hoạt cần thiết, thuận lợi vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu.
Hồ sơ trình Thủ tướng chính phủ xem xét thay đổi mục tiêu quan trọng cần những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 37/2009/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 39/2021/NĐ-CP ) quy đinh về việc thay đổi mục tiêu như sau:
Thay đổi, bổ sung mục tiêu
1. Hàng năm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định này rà soát, đề nghị thay đổi, bổ sung mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ.
2. Trường hợp cần thay đổi, bổ sung mục tiêu thì Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi hồ sơ đề nghị Bộ Công an thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Hồ sơ đề nghị thẩm định bao gồm:
a) Tờ trình và các văn bản, tài liệu xác định quy mô, tính chất quan trọng của mục tiêu;
b) Yêu cầu bảo đảm về an ninh, an toàn cho mục tiêu và các tài liệu khác chứng minh mục tiêu cần thiết phải có lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ.
2a. Đối với các mục tiêu thuộc Danh mục nhưng cố sự thay đổi về tên, loại, không còn có tầm quan trọng đặc biệt và không cần thiết phải có lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan có mục tiêu báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định đưa mục tiêu ra khỏi Danh mục.
Theo đó, trong trường hợp cần thay đổi mục tiêu quan trọng thì Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi hồ sơ đề nghị Bộ Công an thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Hồ sơ đề nghị thẩm định bao gồm:
(1) Tờ trình và các văn bản, tài liệu xác định quy mô, tính chất quan trọng của mục tiêu;
(2) Yêu cầu bảo đảm về an ninh, an toàn cho mục tiêu và các tài liệu khác chứng minh mục tiêu cần thiết phải có lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước bán tài sản công trong trường hợp tài sản công bị thu hồi do trụ sở làm việc không sử dụng liên tục quá 12 tháng đúng không?
- Tiền tệ, thị trường tiền tệ là gì? NHNN công bố loại lãi suất nào để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi?
- Công chức có phải kê khai tài sản của con chưa thành niên không? Công chức phải kê khai các loại tài sản, thu nhập nào?
- Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là bao nhiêu năm? Số tăng thu của ngân sách địa phương phải nộp về đâu?
- Mẫu đơn xin nhận thầu dịch vụ khi tham gia đấu thầu qua mạng là mẫu nào? Tham gia đấu thầu qua mạng nhà thầu có trách nhiệm gì?