Hồ sơ gửi thẩm định dự thảo thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh Nhà nước bao gồm những loại giấy tờ gì?
- Cơ quan nào có quyền thẩm định dự thảo hồ sơ thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước?
- Hồ sơ gửi thẩm định dự thảo thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh Nhà nước bao gồm những loại giấy tờ gì?
- Thời hạn thẩm định dự thảo hồ sơ thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước được quy định ra sao?
- Thẩm định dự thảo hồ sơ thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước bao gồm những nội dung gì?
Cơ quan nào có quyền thẩm định dự thảo hồ sơ thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định thẩm định dự thảo hồ sơ thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước như sau:
Kiểm tra, thẩm định dự thảo hồ sơ thỏa thuận quốc tế
1. Cơ quan kiểm tra là Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, cơ quan thẩm định là Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng;
2. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo gửi hồ sơ ký kết thỏa thuận quốc tế về Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng để kiểm tra và Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng để thẩm định trước khi báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đàm phán, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ hoặc báo cáo Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định đàm phán, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước.
...
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng có quyền thẩm định dự thảo hồ sơ thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước.
Thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân (Hình từ Internet)
Hồ sơ gửi thẩm định dự thảo thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh Nhà nước bao gồm những loại giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 15 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định hồ sơ gửi thẩm định dự thảo hồ sơ thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước bao gồm:
Kiểm tra, thẩm định dự thảo hồ sơ thỏa thuận quốc tế
...
3. Hồ sơ gửi kiểm tra, thẩm định gồm:
a) Công văn đề nghị kiểm tra, thẩm định;
b) Dự thảo tờ trình;
c) Dự thảo thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;
d) Dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện thỏa thuận quốc tế;
đ) Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Bộ Ngoại giao, bộ, ngành và cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng có liên quan;
e) Bản sao văn bản tham gia ý kiến của cơ quan, đơn vị có liên quan trong Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan;
g) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
...
Như vậy, hồ sơ gửi thẩm định dự thảo thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước bao gồm những loại giấy tờ nêu trên.
Thời hạn thẩm định dự thảo hồ sơ thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước được quy định ra sao?
Theo khoản 4 Điều 15 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định thời hạn thẩm định dự thảo hồ sơ thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước như sau:
Kiểm tra, thẩm định dự thảo hồ sơ thỏa thuận quốc tế
...
4. Thời hạn kiểm tra, thẩm định
a) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng có văn bản kiểm tra, thẩm định gửi cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo;
b) Trường hợp hồ sơ đề nghị kiểm tra, thẩm định chưa đủ tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều này, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng yêu cầu cơ quan, đơn vị bổ sung hồ sơ. Thời hạn kiểm tra, thẩm định tính từ ngày nhận đủ hồ sơ.
...
Như vậy, trong thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng có văn bản kiểm tra, thẩm định gửi cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo.
Thẩm định dự thảo hồ sơ thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 6 Điều 15 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định nội dung Thẩm định dự thảo hồ sơ thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước như sau:
Kiểm tra, thẩm định dự thảo hồ sơ thỏa thuận quốc tế
...
6. Nội dung thẩm định
a) Sự cần thiết xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế (cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn);
b) Tính hợp hiến, hợp pháp, sự phù hợp của dự thảo thỏa thuận quốc tế với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; tính khả thi của thỏa thuận quốc tế;
c) Đảm bảo những nội dung của thỏa thuận quốc tế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể ký kết và không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế;
d) Nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế đảm bảo không được ràng buộc trách nhiệm thực hiện của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và cơ quan, đơn vị, tổ chức khác không ký kết thỏa thuận quốc tế đó;
đ) Việc tuân thủ trình tự, thủ tục xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế;
e) Các vấn đề pháp lý khác có liên quan trong dự thảo thỏa thuận quốc tế.
7. Trường hợp thỏa thuận quốc tế có nội dung, tính chất quan trọng, phức tạp thì Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định. Hội đồng tư vấn thẩm định gồm thành viên của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Theo đó, thẩm định dự thảo hồ sơ thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước bao gồm những nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?