Hồ sơ đề nghị thẩm tra điều ước quốc tế bao gồm những tài liệu nào? Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm tra điều ước quốc tế?
Hồ sơ đề nghị thẩm tra điều ước quốc tế bao gồm những tài liệu nào?
Căn cứ Điều 34 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về hồ sơ đề nghị thẩm tra điều ước quốc tế như sau:
Hồ sơ đề nghị thẩm tra điều ước quốc tế
1. Tờ trình của Chủ tịch nước đề nghị phê chuẩn điều ước quốc tế.
2. Báo cáo thuyết minh của Chính phủ.
3. Các tài liệu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật này.
Và theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 31 Luật Điều ước quốc tế 2016 về hồ sơ trình về việc phê chuẩn điều ước quốc tế như sau:
Hồ sơ trình về việc phê chuẩn điều ước quốc tế
...
2. Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức và kiến nghị biện pháp xử lý; dự kiến kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế.
3. Văn bản điều ước quốc tế.
Theo quy định trên, hồ sơ đề nghị thẩm tra điều ước quốc tế bao gồm tờ trình của Chủ tịch nước đề nghị phê chuẩn điều ước quốc tế; báo cáo thuyết minh của Chính phủ.
Đồng thời hồ sơ cũng bao gồm ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức và kiến nghị biện pháp xử lý; dự kiến kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế và văn bản điều ước quốc tế.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Phạm vi thẩm tra điều ước quốc tế được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 32 Luật Điều ước quốc tế 2016 về phạm vi thẩm tra điều ước quốc tế như sau:
Phạm vi thẩm tra điều ước quốc tế
1. Sự cần thiết phê chuẩn điều ước quốc tế.
2. Việc tuân thủ trình tự, thủ tục đề xuất phê chuẩn điều ước quốc tế.
3. Tính hợp hiến và mức độ phù hợp với luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Khả năng áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế.
5. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để thực hiện điều ước quốc tế.
Theo đó, phạm vi thẩm tra điều ước quốc tế bao gồm sự cần thiết phê chuẩn điều ước quốc tế, việc tuân thủ trình tự, thủ tục đề xuất phê chuẩn điều ước quốc tế.
Ngoài ra tính hợp hiến và mức độ phù hợp với luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và khả năng áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế cũng nằm trong phạm vi thẩm tra điều ước quốc tế.
Đồng thời phạm vi thẩm tra điều ước quốc tế cũng bao gồm yêu cầu sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để thực hiện điều ước quốc tế.
Thủ tục thẩm tra điều ước quốc tế được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 33 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về thẩm quyền thẩm tra điều ước quốc tế như sau:
Thẩm quyền thẩm tra điều ước quốc tế
Ủy ban đối ngoại của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của Quốc hội.
Theo đó, Ủy ban đối ngoại của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của Quốc hội.
Theo Điều 35 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về thủ tục thẩm tra điều ước quốc tế như sau:
Thủ tục thẩm tra điều ước quốc tế
1. Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với cơ quan đề xuất gửi hồ sơ đề nghị thẩm tra điều ước quốc tế đến cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan tham gia thẩm tra điều ước quốc tế chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.
2. Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp để thẩm tra điều ước quốc tế với sự tham gia của cơ quan tham gia thẩm tra và cơ quan, tổ chức có liên quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thẩm tra.
Như vậy, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với cơ quan đề xuất gửi hồ sơ đề nghị thẩm tra điều ước quốc tế đến cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan tham gia thẩm tra điều ước quốc tế chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.
Cơ quan chủ trì thẩm tra tổ chức phiên họp để thẩm tra điều ước quốc tế với sự tham gia của cơ quan tham gia thẩm tra và cơ quan, tổ chức có liên quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thẩm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diễn văn khai mạc Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025? Tải hướng dẫn tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ?
- Mẫu biểu Thông tư 80? Tải về toàn bộ mẫu biểu Thông tư 80 mới nhất? Thông tư 80 quy định những gì?
- Cách tính hưởng chính sách đối với giáo viên nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp tổ chức bộ máy theo Thông tư 01/2025/TT-BNV?
- Hướng dẫn xem danh sách phản ánh vi phạm giao thông đã gửi trên VneTraffic? Các lỗi vi phạm bị tạm giữ xe ô tô 2025?
- Danh sách kết quả thi tuyển công chức TAND TPHCM vòng 2? Xem chi tiết danh sách kết quả thi tuyển công chức TAND TPHCM vòng 2?