Chấm dứt tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp trong những trường hợp nào? Hình thức mua bán điện trực tiếp là gì?
Chấm dứt tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 27 Nghị định 57/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Tạm ngừng, chấm dứt, khôi phục tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp
...
2. Chấm dứt tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp
a) Các bên chấm dứt tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp khi có một trong các trường hợp sau: Tự nguyện chấm dứt theo yêu cầu của các bên tham gia; có hành vi lợi dụng cơ chế, chính sách để trục lợi và hậu quả gây ra không thể khắc phục;
b) Trường hợp chấm dứt tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp, các Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo, Khách hàng sử dụng điện lớn, Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền, Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực có trách nhiệm đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán điện theo quy định hiện hành.
...
Theo đó, các bên chấm dứt tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp khi có một trong các trường hợp sau:
+ Tự nguyện chấm dứt theo yêu cầu của các bên tham gia;
+ Có hành vi lợi dụng cơ chế, chính sách để trục lợi và hậu quả gây ra không thể khắc phục.
Lưu ý: Trường hợp chấm dứt tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp, các Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo, Khách hàng sử dụng điện lớn, Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền, Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực có trách nhiệm đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán điện theo quy định hiện hành.
Chấm dứt tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp trong những trường hợp nào? Hình thức mua bán điện trực tiếp là gì? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền quyết định chấm dứt tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 57/2025/NĐ-CP quy định thẩm quyền trong việc tạm dừng, chấm dứt, khôi phục tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp như sau
Tạm ngừng, chấm dứt, khôi phục tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp
...
3. Khôi phục tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp
a) Các bên khôi phục tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp khi có một trong các trường hợp sau: khôi phục thị trường điện giao ngay, các hành vi vi phạm đã được khắc phục và được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định về việc khôi phục tham gia cơ chế;
b) Trường hợp khôi phục tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp, các đơn vị có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các thỏa thuận tại các hợp đồng mua bán điện đã ký kết.
4. Thẩm quyền trong việc tạm dừng, chấm dứt, khôi phục tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp
a) Bộ trưởng Bộ Công Thương có ý kiến đối với việc tạm ngừng và khôi phục tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp của Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền, Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo trên cơ sở báo cáo, kiến nghị của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện hoặc các cơ quan, tổ chức liên quan khác;
b) Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chấm dứt tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp của Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền, Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chấm dứt tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp của Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền, Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan.
Hình thức mua bán điện trực tiếp là gì?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 57/2025/NĐ-CP quy định về hình thức mua bán điện trực tiếp như sau:
Mua bán điện trực tiếp là hoạt động mua bán điện năng được thực hiện giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn, thực hiện thông qua 02 hình thức sau:
- Mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện kết nối riêng là hoạt động ký hợp đồng mua bán điện và giao nhận điện năng trực tiếp qua lưới điện kết nối riêng giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn theo quy định tại Chương II Nghị định 57/2025/NĐ-CP.
- Mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện quốc gia là hoạt động mua bán điện và giao nhận điện năng giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn (hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền) theo quy định tại Chương III Nghị định 57/2025/NĐ-CP bao gồm:
+ Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bán toàn bộ điện năng sản xuất trên thị trường điện giao ngay của thị trường bán buôn điện cạnh tranh;
+ Khách hàng sử dụng điện lớn (hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền) ký Hợp đồng kỳ hạn điện với Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo;
+ Khách hàng sử dụng điện lớn (hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền) ký hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực để mua toàn bộ điện năng đáp ứng nhu cầu sử dụng điện.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mùng 1 tháng 4 âm là ngày mấy dương, thứ mấy? Tiền lương làm thêm giờ vào Mùng 1 tháng 4 âm được miễn thuế TNCN đối với phần thu nhập nào?
- Mẫu Biên bản họp Chi bộ kiểm tra dấu hiệu vi phạm? Tải về Mẫu Biên bản họp Chi bộ kiểm tra dấu hiệu vi phạm file word?
- Con số may mắn hôm nay 25 4 2025? 1 con số may mắn hôm nay 25 4 2025? Các con số may mắn tài lộc hôm nay theo 12 con giáp?
- Thao tác lập luận giải thích là gì? Ví dụ về thao tác lập luận giải thích? Có được buộc học sinh trung học cơ sở đi học thêm không?
- Hội đồng sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước là ai? Nguyên tắc và phương thức làm việc của hội đồng?