Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gồm những giấy tờ nào theo Nghị định 84?
Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gồm những giấy tờ nào theo Nghị định 84?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 20 Nghị định 84/2025/NĐ-CP có quy định khi có tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải cần điều chuyển, cơ quan quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản, trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 Nghị định 84/2025/NĐ-CP.
Theo đó, hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Văn bản của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị điều chuyển tài sản: bản chính;
- Văn bản đề nghị được tiếp nhận tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó: bản chính. Trường hợp việc điều chuyển tài sản do thay đổi về cơ quan quản lý, phân cấp quản lý, phân loại tài sản thì không bắt buộc phải có văn bản đề nghị được tiếp nhận tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản;
- Phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bằng giá trị tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt theo quy định (trong trường hợp điều chuyển theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Nghị định 84/2025/NĐ-CP): bản sao;
- Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển theo Mẫu số 01B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 84/2025/NĐ-CP do cơ quan quản lý tài sản lập: bản chính;
- Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): bản sao.
Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải gồm những giấy tờ nào theo Nghị định 84? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải giữa những đối tượng nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Nghị định 84/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
1. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải thực hiện điều chuyển trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có sự thay đổi về cơ quan quản lý, phân cấp quản lý, phân loại tài sản.
b) Tài sản được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc khai thác không hiệu quả.
c) Khi có phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bằng giá trị tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt theo quy định.
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải:
a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải giữa các bộ, cơ quan trung ương, giữa trung ương và địa phương, giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b) Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
d) Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định này.
...
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Bến cảng, bến phao có phải là tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 84/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
1. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải là công trình kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định của pháp luật về hàng hải và vùng đất, vùng nước, vùng biển gắn với kết cấu hạ tầng hàng hải (nếu có), gồm:
a) Bến cảng, bến phao.
b) Trụ sở, cơ sở dịch vụ, kho, bãi, nhà xưởng và các công trình phụ trợ khác trong khu vực bến cảng.
c) Hệ thống thông tin giao thông, thông tin liên lạc và hệ thống điện, nước trong khu vực bến cảng.
d) Đèn biển và nhà trạm gắn với đèn biển; đăng tiêu độc lập.
đ) Phao, tiêu, nhà trạm và cầu tàu phục vụ quản lý vận hành phao tiêu.
e) Hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS).
g) Đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ.
h) Luồng hàng hải, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch.
i) Khu chuyển tải, khu neo đậu, khu tránh, trú bão trong vùng nước cảng biển.
k) Hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam gồm máy móc, trang thiết bị, nhà cửa, vật kiến trúc và các công trình phụ trợ phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam.
...
Như vậy, bến cảng, bến phao sẽ thuộc tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khung quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học 2025? Hướng dẫn quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học 2025 thế nào?
- Viện dẫn văn bản quy phạm pháp luật như thế nào? Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật?
- Bên bảo lãnh đối ứng là ai? Bên bảo lãnh đối ứng có được chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng không?
- Mẫu bài phát biểu tổng kết năm học 2024 2025 dành cho hiệu trưởng? Bài phát biểu lễ tổng kết năm học của hiệu trưởng ra sao?
- Người có hành vi đặt vật cản ngăn dòng chảy tự nhiên phục vụ tưới tiêu gây ảnh hưởng đến người khác bị phạt thế nào?