Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản công của Kiểm toán nhà nước bao gồm những nội dung gì theo quy định?
Tài sản công của Kiểm toán nhà nước được điều chuyển trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy chế phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1930/QĐ-KTNN năm 2019 quy định về điều chuyển tài sản công như sau:
Điều chuyển tài sản công
1. Tài sản công được điều chuyển theo quy định tại khoản 1, Điều 42 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công:
a) Tổng Kiểm toán nhà nước:
- Quyết định điều chuyển tài sản thuộc các dự án đã kết thúc;
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 42 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về điều chuyển tài sản công như sau:
Điều chuyển tài sản công
1. Tài sản công được điều chuyển trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có sự thay đổi về cơ quan quản lý, cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý;
b) Từ nơi thừa sang nơi thiếu theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền quy định;
c) Việc điều chuyển tài sản mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn;
d) Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản nhưng không có nhu cầu sử dụng thường xuyên;
đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc điều chuyển tài sản công chỉ được thực hiện giữa các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
...
Như vậy, theo quy định thì tài sản công của Kiểm toán nhà nước được điều chuyển trong những trường hợp sau đây:
(1) Khi có sự thay đổi về cơ quan quản lý, cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý;
(2) Từ nơi thừa sang nơi thiếu theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền quy định;
(3) Việc điều chuyển tài sản mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn;
(4) Cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản nhưng không có nhu cầu sử dụng thường xuyên;
(5) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Tài sản công của Kiểm toán nhà nước được điều chuyển trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Tổng Kiểm toán nhà nước có thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Quy chế phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1930/QĐ-KTNN năm 2019 quy định về điều chuyển tài sản công như sau:
Điều chuyển tài sản công
1. Tài sản công được điều chuyển theo quy định tại khoản 1, Điều 42 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công:
a) Tổng Kiểm toán nhà nước:
- Quyết định điều chuyển tài sản thuộc các dự án đã kết thúc;
- Tài sản công có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản trở lên;
b) Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách Văn phòng quyết định điều chuyển tài sản công có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;
c) Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước quyết định điều chuyển tài sản công có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 200 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;
d) Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước quyết định điều chuyển tài sản công trong nội bộ đơn vị.
...
Như vậy, theo quy định, Tổng Kiểm toán nhà nước có thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công bao gồm:
(1) Quyết định điều chuyển tài sản thuộc các dự án đã kết thúc;
(2) Tài sản công có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản trở lên.
Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản công của Kiểm toán nhà nước bao gồm những nội dung gì theo quy định?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Quy chế phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản công của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1930/QĐ-KTNN năm 2019 quy định về điều chuyển tài sản công như sau:
Điều chuyển tài sản công
...
b) Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách Văn phòng quyết định điều chuyển tài sản công có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;
c) Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước quyết định điều chuyển tài sản công có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 200 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;
d) Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước quyết định điều chuyển tài sản công trong nội bộ đơn vị.
3. Trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản công thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản công như sau:
Trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản công
1. Khi có tài sản cần điều chuyển, cơ quan nhà nước có tài sản lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền điều chuyển tài sản theo quy định tại Điều 20 Nghị định này xem xét, quyết định.
Hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chuyển tài sản của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản: 01 bản chính;
b) Văn bản đề nghị được tiếp nhận tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị: 01 bản chính;
c) Văn bản đề nghị điều chuyển, tiếp nhận tài sản của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
d) Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển (chủng loại, số lượng, tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; mục đích sử dụng hiện tại và mục đích sử dụng dự kiến sau khi điều chuyển trong trường hợp việc điều chuyển gắn với việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản; lý do điều chuyển): 01 bản chính;
đ) Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị điều chuyển tài sản (nếu có): 01 bản sao.
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản công của Kiểm toán nhà nước bao gồm những nội dung sau đây:
(1) Văn bản đề nghị điều chuyển tài sản của cơ quan Kiểm toán nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản: 01 bản chính;
(2) Văn bản đề nghị được tiếp nhận tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị: 01 bản chính;
(3) Văn bản đề nghị điều chuyển, tiếp nhận tài sản của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
(4) Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển (chủng loại, số lượng, tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; mục đích sử dụng hiện tại và mục đích sử dụng dự kiến sau khi điều chuyển trong trường hợp việc điều chuyển gắn với việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản; lý do điều chuyển): 01 bản chính;
(5) Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị điều chuyển tài sản (nếu có): 01 bản sao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thủ tục đăng ký giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ở cấp huyện theo Quyết định 1739 gồm những gì?
- Kịch bản Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025 ngắn gọn? Hướng dẫn tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025?
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?
- Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?