Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa gồm những gì?
- Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa gồm những gì?
- Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan?
- Để được công nhận ưu tiên trong lĩnh vực hải quan thì doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu?
Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa gồm những gì?
Căn cứ tiểu mục 1.3 Mục 1 PHẦN II Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 350/QĐ-BTC năm 2019 quy định như sau:
NỘI DỤNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
1. Tên thủ tục: Thủ tục công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan
...
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1.3.1. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, đại lý làm thủ tục hải quan, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị theo mẫu 02a/DNUT ban hành kèm Thông tư 07/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019: 01 bản chính;
- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 02 (hai) năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp;
- Báo cáo kiểm toán trong 02 (hai) năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp;
- Bản kết luận thanh tra trong 02 (hai) năm gần nhất (nếu có): 01 bản chụp;
- Bản mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp trong đó mô tả đầy đủ quy trình quản lý, giám sát, kiểm soát vận hành thực tế trong toàn bộ dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp: 01 bản chính;
- Các giấy chứng nhận khen thưởng, chứng chỉ chất lượng (nếu có): 01 bản chụp.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
1.3.2. Đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa để thực hiện dự án đầu tư trọng điểm được Thủ tướng. Chính phủ cho ý kiến trước khi cấp phép đầu tư đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản, hồ sơ gồm:
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bao gồm:
(1) Văn bản đề nghị theo mẫu 02a/DNUT ban hành kèm Thông tư 07/2019/TT-BTC: 01 bản chính TẢI VỀ
(2) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 02 (hai) năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp;
(3) Báo cáo kiểm toán trong 02 (hai) năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp;
(4) Bản kết luận thanh tra trong 02 (hai) năm gần nhất (nếu có): 01 bản chụp;
(5) Bản mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp trong đó mô tả đầy đủ quy trình quản lý, giám sát, kiểm soát vận hành thực tế trong toàn bộ dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp: 01 bản chính;
(6) Các giấy chứng nhận khen thưởng, chứng chỉ chất lượng (nếu có): 01 bản chụp.
Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa gồm những gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan?
Căn cứ tiểu mục 1.2 Mục 1 PHẦN II Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 350/QĐ-BTC năm 2019 quy định như sau:
NỘI DỤNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
1. Tên thủ tục: Thủ tục công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan
...
1.1.3. Bước 3: Tổng cục Hải quan quyết định việc công nhận doanh nghiệp ưu tiên.
1.2. Cách thức thực hiện: Doanh nghiệp gửi hồ sơ bản giấy đến Tổng cục Hải quan
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1.3.1. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, đại lý làm thủ tục hải quan, hồ sơ gồm:
...
Như vậy, theo quy định thì Tổng cục Hải quan là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
Để được công nhận ưu tiên trong lĩnh vực hải quan thì doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu?
Căn cứ tiểu mục 1.10 Mục 1 PHẦN II Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 350/QĐ-BTC năm 2019 quy định như sau:
NỘI DỤNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
1. Tên thủ tục: Thủ tục công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan
...
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
...
1.10.2. Điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu
a) Doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất nhập khẩu từ 100 triệu USD/năm trở lên.
b) Doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam từ 40 triệu USD/năm trở lên.
c) Doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là nông sản, thủy sản sản xuất hoặc nuôi, trồng tại Việt Nam từ 30 triệu USD/năm trở lên.
d) Đại lý thủ tục hải quan: số tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan đứng tên đại lý trong năm đạt từ 20.000 tờ khai/năm trở lên.
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c, d nêu trên là kim ngạch bình quân của 02 (hai) năm liên tục, gần nhất tính đến ngày doanh nghiệp có văn bản đề nghị xem xét, không bao gồm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác.
đ) Không áp dụng điều kiện kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đối với các doanh nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao.
1.10.3. Điều kiện về thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử
Thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử; có chương trình công nghệ thông tin quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp đảm bảo yêu cầu kiểm tra của cơ quan hải quan.
...
Như vậy, theo quy định, để được công nhận ưu tiên trong lĩnh vực hải quan thì doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu sau đây:
(1) Doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất nhập khẩu từ 100 triệu USD/năm trở lên.
(2) Doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam từ 40 triệu USD/năm trở lên.
(3) Doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là nông sản, thủy sản sản xuất hoặc nuôi, trồng tại Việt Nam từ 30 triệu USD/năm trở lên.
(4) Đại lý thủ tục hải quan: số tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan đứng tên đại lý trong năm đạt từ 20.000 tờ khai/năm trở lên.
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại 4 mục nêu trên là kim ngạch bình quân của 02 (hai) năm liên tục, gần nhất tính đến ngày doanh nghiệp có văn bản đề nghị xem xét, không bao gồm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác.
Lưu ý: Không áp dụng điều kiện kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đối với các doanh nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao 2008.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?