Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận hành thử nhà máy điện hạt nhân gồm những gì? Việc vận hành thử phải được thực hiện như thế nào?
Trước khi nạp nhiên liệu vào lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân phải có giấy phép gì?
Việc nạp nhiên liệu vào lò phản ứng hạt nhân được quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 như sau:
Vận hành nhà máy điện hạt nhân
1. Nhà máy điện hạt nhân phải có giấy phép vận hành thử trước khi nạp nhiên liệu vào lò phản ứng hạt nhân.
2. Việc vận hành thử nhà máy điện hạt nhân phải được thực hiện ở các mức công suất thấp đồng thời với việc kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật, giới hạn vận hành và nâng dần công suất lên mức thiết kế. Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân phải lập báo cáo vận hành thử và báo cáo phân tích an toàn của nhà máy điện hạt nhân, giải trình rõ các thay đổi về chỉ tiêu kỹ thuật, giới hạn vận hành so với thiết kế khi xin cấp giấy phép xây dựng, gửi cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
3. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thẩm định báo cáo kết quả vận hành thử và báo cáo phân tích an toàn của nhà máy điện hạt nhân, đề xuất về việc cấp giấy phép vận hành chính thức nhà máy điện hạt nhân trình Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia đánh giá kết quả thẩm định.
Như vậy, theo quy định, trước khi nạp nhiên liệu vào lò phản ứng hạt nhân thì nhà máy điện hạt nhân phải có giấy phép vận hành thử.
Trước khi nạp nhiên liệu vào lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân phải có giấy phép gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận hành thử nhà máy điện hạt nhân gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận hành thử nhà máy điện hạt nhân được quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 70/2010/NĐ-CP như sau:
Cấp Giấy phép vận hành thử nhà máy điện hạt nhân
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ gửi Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy phép vận hành thử. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị cấp Giấy phép vận hành thử;
b) Báo cáo phân tích an toàn trước khi vận hành thử;
c) Mô tả điều kiện, thông số kỹ thuật, giới hạn vận hành;
d) Kế hoạch, quy trình nạp nhiên liệu và vận hành thử;
đ) Báo cáo năng lực kỹ thuật đảm bảo vận hành an toàn nhà máy điện hạt nhân;
e) Kế hoạch đảm bảo chất lượng trong vận hành;
g) Kế hoạch ứng phó sự cố.
2. Bộ Công Thương cấp Giấy phép vận hành thử nhà máy điện hạt nhân sau khi có ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia.
3. Cơ quan quản lý an toàn của Bộ Công Thương và cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân của Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm tra, giám sát việc vận hành thử nhà máy điện hạt nhân.
4. Bộ Công Thương hướng dẫn nội dung chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận hành thử.
Như vậy, theo quy định, chủ đầu tư là người có trách nhiệm lập hồ sơ gửi Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy phép vận hành thử nhà máy điện hạt nhân.
Hồ sơ gồm:
(1) Tờ trình đề nghị cấp Giấy phép vận hành thử;
(2) Báo cáo phân tích an toàn trước khi vận hành thử;
(3) Mô tả điều kiện, thông số kỹ thuật, giới hạn vận hành;
(4) Kế hoạch, quy trình nạp nhiên liệu và vận hành thử;
(5) Báo cáo năng lực kỹ thuật đảm bảo vận hành an toàn nhà máy điện hạt nhân;
(6) Kế hoạch đảm bảo chất lượng trong vận hành;
(7) Kế hoạch ứng phó sự cố.
Việc vận hành thử nhà máy điện hạt nhân phải được thực hiện như thế nào?
Việc vận hành thử nhà máy điện hạt nhân phải được quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 như sau:
Vận hành nhà máy điện hạt nhân
1. Nhà máy điện hạt nhân phải có giấy phép vận hành thử trước khi nạp nhiên liệu vào lò phản ứng hạt nhân.
2. Việc vận hành thử nhà máy điện hạt nhân phải được thực hiện ở các mức công suất thấp đồng thời với việc kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật, giới hạn vận hành và nâng dần công suất lên mức thiết kế. Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân phải lập báo cáo vận hành thử và báo cáo phân tích an toàn của nhà máy điện hạt nhân, giải trình rõ các thay đổi về chỉ tiêu kỹ thuật, giới hạn vận hành so với thiết kế khi xin cấp giấy phép xây dựng, gửi cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
3. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thẩm định báo cáo kết quả vận hành thử và báo cáo phân tích an toàn của nhà máy điện hạt nhân, đề xuất về việc cấp giấy phép vận hành chính thức nhà máy điện hạt nhân trình Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia đánh giá kết quả thẩm định.
Như vậy, theo quy định, việc vận hành thử nhà máy điện hạt nhân phải được thực hiện ở các mức công suất thấp đồng thời với việc kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật, giới hạn vận hành và nâng dần công suất lên mức thiết kế.
Lưu ý: Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân phải lập báo cáo vận hành thử và báo cáo phân tích an toàn của nhà máy điện hạt nhân, giải trình rõ các thay đổi về chỉ tiêu kỹ thuật, giới hạn vận hành so với thiết kế khi xin cấp giấy phép xây dựng, gửi cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?